Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào? [Mới nhất]

Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu về nội dung này qua bài viết ngay sau đây.

Hộ kinh doanh có phải kê khai thuế không?

Hộ kinh doanh phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ đúng hạn. Theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC, có 03 phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh gồm:

- Phương pháp kê khai: Phương pháp kê khai là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng/quý. Theo đó, hộ kê khai là hộ kê khai định kỳ theo tháng/quý:

  • Tổng doanh thu năm trước trên 50 tỷ: Kê khai thuế theo tháng

  • Tổng doanh thu năm trước từ dưới 50 tỷ và hộ kinh doanh mới thành lập: Kê khai thuế theo quý

- Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: Phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh. Hộ kinh doanh không cần kê khai định kỳ, không cần nộp thuế khoán hằng năm và chỉ kê khai khi sử dụng hóa đơn điện tử cấp lẻ theo từng lần phát sinh.

- Phương pháp khoán: phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán. Hộ kinh doanh không cần kê khai định kỳ nhưng phải nộp thuế khoán hằng năm và phải kê khai khi sử dụng hóa đơn điện tử cấp lẻ theo từng lần phát sinh.

Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào?
Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào? (Ảnh minh họa)

Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào?

Đối với hộ kinh doanh khai thuế theo phương pháp kê khai

*** Hộ kinh doanh kê khai thuế gồm những đối tượng sau:

- Hộ kinh doanh quy mô lớn;

- Hộ kinh doanh chưa đủ tiêu chí quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, việc xác định hộ kinh doanh quy mô lớn được căn cứ trên quy mô về doanh thu, lao động, cụ thể:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng: Số lao động tham gia BHXH/năm ≥ 10 người hoặc tổng doanh thu của năm liền kề trước đó ≥ 03 tỷ đồng;

- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Số lao động tham gia BHXH bình quân năm ≥ 10 người hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề ≥ 10 tỷ đồng.

- Hộ kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC. Nếu hộ kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu kinh doanh theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không cần thực hiện chế độ kế toán.

- Hộ kê khai thực hiện khai thuế theo tháng/quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

*** Hồ sơ khai thuế của hộ kê khai

Hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh kê khai bao gồm:

- Tờ khai thuế mẫu số 01/CNKD Thông tư 40/2021/TT-BTC;

- Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ mẫu số 01-2/BK-HĐKD theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;

Trường hợp hộ kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD.

Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của hộ kê khai khi hoạt động kinh doanh, sản xuất.

*** Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai

- Hộ kinh doanh kê khai theo tháng: Ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Hộ kê khai theo quý: Ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối với hộ kinh doanh khai thuế khoán

*** Hộ kinh doanh khai thuế khoán gồm:

- Hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai.

- Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

*** Hồ sơ khai thuế của hộ khoán

- Hộ kinh doanh khai thuế khoán khai thuế 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

- Đối với hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn lẻ: Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn lẻ của cơ quan thuế nộp Tờ khai thuế theo mẫu 01/CNKD cùng với hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn lẻ gồm:

  • Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
  • Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
  • Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu...

*** Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15/12 năm trước liền kề năm tính thuế.

Ví dụ: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng năm 2024 của hộ khoán chậm nhất vào ngày 15/12/2023.

- Đối với hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

- Đối với hộ khoán mới ra kinh doanh/hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai/hộ khoán thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm: Ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh/chuyển đổi phương pháp tính thuế/ thay đổi ngành nghề/thay đổi quy mô kinh doanh.

Trên đây là giải đáp về vấn đề hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào? Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến khai thuế hộ kinh doanh, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?