Hồ sơ nhập học đại học gồm những giấy tờ gì?
Sau khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, các trường đều sẽ có hướng dẫn xác nhận nhập học cho thí sinh. Về cơ bản, hồ sơ nhập học đại học thường gồm các loại giấy tờ sau:
- Bản chính Giấy báo nhập học.
- Sơ yếu lý lịch học sinh có chứng thực.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022; bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2022.
- Học bạ trung học phổ thông.
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp.
- Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi.
- Ảnh thẻ 3x4 (chuẩn bị khoảng 04 - 06 ảnh).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt (đối với nam).
Đặc biệt, nếu thuộc các đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập: Căn cứ Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí đối với các đối tượng sau:
Miễn học phí |
Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân (UBND) xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đối tượng sinh viên khuyết tật. |
Giấy chứng nhận được hưởng chế độ miễn học phí theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. |
|
Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND xã cấp cho sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; sinh viên người dân tộc rất ít người. |
|
Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc) đối với sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người. |
|
Giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí |
Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc) đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số ở:
|
Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đối với sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân. |
Xem chi tiết: Thủ tục, hồ sơ xin miễn, giảm học phí mới nhất
Điều kiện bảo lưu đại học sau khi trúng tuyển
Theo Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển chỉ được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong các trường hợp:
- Đi nghĩa vụ quân sự, đi thanh niên xung phong phải tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định/lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
- Bị bệnh nặng, bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Thí sinh thuộc một trong các trường hợp trên phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới trường đại học gọi nhập học.
Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do nhà trường quy định, nhưng không ít hơn 03 năm đối với người phải bảo lưu do đi nghĩa vụ quân sự, đi thanh niên xung phong.
Ngay sau khi đủ điều kiện đi học lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện thủ tục nhập học theo quy định của trường. Trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục.
Với trường hợp có thời gian bảo lưu từ 03 năm trở lên, trường đại học có thể xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Trên đây là các thông tin về hồ sơ nhập học đại học và bảo lưu đại học. Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được chúng tôi tư vấn chi tiết.