Thủ tục, hồ sơ xin miễn, giảm học phí mới nhất

Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí phải chuẩn bị và gửi hồ sơ xin miễn, giảm học phí tới cơ sở giáo dục trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục, hồ sơ miễn giảm học phí mới nhất.


Hồ sơ miễn giảm học phí​

Hồ sơ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí được quy định tại Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.

(2) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí đối với các đối tượng sau:

Miễn học phí

Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân (UBND) xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đối tượng học sinh, sinh viên khuyết tật.

Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND huyện đối với:

  • Trẻ mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng;

  • Người từ 16 - 22 tuổi đang học phổ thông, đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

  • Người học trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Giấy xác nhận hộ nghèo do UBND xã cấp cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo.

Giấy chứng nhận được hưởng chế độ miễn học phí theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND xã cấp cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên người dân tộc rất ít người.

Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc) đối với:

  • Trẻ em mầm non 05 tuổi, học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo;

  • Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người.

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp.

Giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí

Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc) đối với: trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở:

  • Thôn/bản đặc biệt khó khăn;

  • Xã khu vực III dân tộc miền núi, xã vùng bãi ngang ven biển hải đảo;

  • Học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.

Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đối với trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân.

Giấy xác nhận hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối tượng trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo.

Lưu ý:

- Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ với giấy tờ liên quan nói trên kèm đơn theo mẫu đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

- Người học thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập.

Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

- Trường hợp có thẻ căn cước công dân và thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) không phải nộp Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu thường trú.

ho so mien giam hoc phi

Trình tự, thủ tục thực hiện

Theo khoản 2, 3 Điều 19 Nghị định 81, trình tự, thủ tục miễn, giảm học phí được thực hiện như sau:

- Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) chuẩn bị và gửi hồ sơ miễn giảm học phí tới cơ sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử.

-  Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí, cơ sở giáo dục có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ.

Về cơ chế miễn, giảm học phí: Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 81, việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

Trên đây là các quy định về thủ tục, hồ sơ miễn giảm học phí. Nếu cần giải đáp về lĩnh vực giáo dục, độc giả có thể gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Những hành vi vi phạm quy định về đấu thầu sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Việc phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị xử lý hình sự phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia. Vậy, mức phạt mới nhất với hành vi vi phạm quy định đấu thầu thế nào?