Tín chỉ là gì? Sinh viên cần biết gì khi học tín chỉ?

Tín chỉ là hình thức đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam. Vậy, tín chỉ là gì? Sinh viên cần biết gì khi học theo tín chỉ?

1. Tín chỉ là gì? Học theo tín chỉ là gì?

1.1 Tín chỉ là gì?

Tín chỉ được coi là đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. Theo đó, 01 tín chỉ sẽ tương đương:

- 15 tiết học lý thuyết;

- 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận;

- 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hay khoá luận tốt nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được một tín chỉ thì phải phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

1.2 Thế nào là học theo tín chỉ?

Theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, hiện nay ở Việt Nam đang tổ chức đào tạo theo 02 phương thức: Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.

Trong đó, đào tạo theo tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo.

Ngoài ra, theo Điều 7 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm:

- Học phần mới;

- Một số học phần chưa đạt (để học lại);

- Mt số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có)

Tuy nhiên việc đăng ký sẽ căn cứ vào danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

>> Nếu còn vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục, bạn đọc vui lòng gọi đến số 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

tin chi la gi
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS (Ảnh minh họa)

2. Ưu, nhược điểm của hình thức đào tạo theo tín chỉ

Ngoài trả lời câu hỏi “tín chỉ là gì” thì vấn đề về việc tìm hiểu các ưu điểm, nhược điểm của hình thức đào tạo này cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của hình thức đào tạo tín chỉ:

2.1 Ưu điểm hình thức đào tạo theo tín chỉ

2.1.1 Sinh viên được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp

Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đó đăng ký. Có nghĩa, trường hợp sinh viên càng tích lũy được nhiêu tín chỉ thì sẽ tốt nghiệp càng sớm. Sinh viên có thể tốt nghiệp trong 3,5 đến 4, 5 năm tùy thuộc vào khả năng học và nhu cầu của sinh viên.

Như vậy, sinh viên học theo tín chỉ có thể sắp xếp, đăng ký tín chỉ sao cho phù hợp với quỹ thời gian cũng như khả năng hoàn thành chương trình học để đặt ra kế hoạch tương tương lai.

2.1.2 Linh hoạt thời gian học tập

Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể tự chọn môn học và thời gian học hợp lý cùng giáo viên dạy mình. Tuy nhiên cần lưu ý để sắp xếp các lớp không bị chồng chéo lên nhau. Hình thức đào tạo này sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên, nhất là người có quê ở xa hay cần đi thực thành, làm thêm…

2.1.3 Giảm chi phí trong giảng dạy

Nếu như theo phương thức đào tạo truyền thống trước đây thì sinh viên sẽ phải đóng tiền cho cả năm học. Trong khi đó, với phương thức đào tạo tín chỉ, sinh viên chỉ cần đóng theo số tín chỉ đã đăng ký thay vì theo cả năm học.

Trường hợp bỏ sót một vài khóa học, sinh viên vẫn có thể tiếp tục học sau đó mà không cần đăng ký lại từ đầu. Hình thức đào tạo này không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên mà còn giúp các trường dễ dàng hơn trong việc lập ngân sách cho các khóa học.

2.1.4 Tạo sự linh hoạt giữa các môn học, ngành học

Đối với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ linh hoạt hơn trong các môn học, bao gồm cả khối kiến ​​thức chung và khối kiến ​​thức chuyên môn cho từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, có thể hiểu môn kiến ​​thức chung là môn học bắt buộc áp dụng cho học sinh toàn trường và có sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về kiến ​​thức chuyên môn thì được áp dụng cho nhiều ngành học và kiến ​​thức chuyên sâu của mỗi ngành. Sinh viên có thể tham khảo ý kiến ​​của giáo viên hoặc cố vấn học tập để chọn môn học phù hợp.

2.2 Nhược điểm

 Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ vẫn còn những nhược điểm sau:

2.2.1 Khó tạo sự gắn kết giữa các sinh viên

Việc học theo tín chỉ cho phép sinh viên được tự đăng ký môn học và thời gian học nên mỗi sinh viên trong lớp có thể sẽ lựa chọn các môn học và thời gian học khác nhau. Điều này sẽ khó tạo sự liên kết giữa các sinh viên trong cùng lớp học.

Do vậy, trong nhiều trường hợp sinh viên các lớp sẽ khó tạo được sự đoàn kết và các hoạt động chung của nhóm cũng sẽ khó diễn ra một cách hiệu quả trong khi tính liên kết của các cá thể trong lớp học là vấn đề khá quan trọng.

2.2.2 Kiến thức bị cắt vụn

Việc chia các môn học thành 2, 3 hay 4 tín chỉ và học trong khoảng thời gian ngắn nhất định sẽ khiến cho việc truyền tải kiến thức bị cắt vụn và không đầy đủ. Đây cũng được coi là thiệt thòi với những người đăng ký học chuyên ngành hoặc nghiên cứu.

3. 4 điều sinh viên cần biết khi học tín chỉ

Khi theo học Đại học, Cao đẳng, không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu tín chỉ là gì, sinh viên còn cần tìm hiểu rõ về các nội dung khác có liên quan đến tín chỉ như cách tính điểm khi học tín chỉ, số tín chỉ đăng ký trong một năm học...

3.1 Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT không có quy định về số tín chỉ trong một năm sinh viên đăng ký mà các trường sẽ đặt ra quy định về số tín chỉ căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của mỗi trường. Tuy nhiên, trung bình mỗi kỳ học sinh viên đăng ký khoản 30 tín chỉ.

Ngoài ra, trong mỗi năm học, các trường có thể sẽ tổ chức thêm kỳ học hè để sinh vên học vượt tín chỉ hoặc học cải thiện lại các môn chưa đạt kết quả tốt căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

Theo Điều 7 Thông tư 08/221/TT-BGDĐT thì trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo. Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm:

- Những học phần mới;

- Một số học phần chưa đạt;

- Một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm nếu có).

Mỗi cơ sở đào tạo sẽ quy định cụ thể giới hạn khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ nằm trong khung như sau:

- Khối lượng tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn;

- Khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.

3.2 Một tín chỉ hiện nay bao nhiêu tiền?

Bên cạnh việc tìm hiểu tín chỉ là gì thì một tín chỉ có giá bao nhiêu tiền cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là sinh viên.

Hiện nay mức thu với mỗi tín chỉ ở các trường, ngành học là khác nhau và có sự thay đổi theo từng kỳ học, năm học. Dưới đây là mức thu của một số trường đại học (bảng mang tính chất tham khảo):

Trường

Học phí/tín chỉ

ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội

290.000 đồng

ĐH Luật Hà Nội

240.000 đồng

Đại học Thủy Lợi

230.000 - 280.000 đồng

Đại học Văn hóa Hà Nội

206.000 đồng

Đại học Hà Nội

480.000 - 650.000 đồng

Đại học Ngoại thương

400.000 - 600.000 đồng

Đại học Bách Khoa TP. HCM

170.000 đồng (môn đại cương)

220.000 đồng (môn chuyên ngành)

tin chi la gi
Mức thu tín chỉ ở mỗi cơ sở đào tạo Đại học là khác nhau (Ảnh minh họa)

3.3 Cách tính điểm trong hệ thống tín chỉ

Cách tính điểm trong đào tạo tín chỉ cũng là vấn đề mà sinh viên cần quan tâm bên cạnh việc tìm hiểu tín chỉ là gì.

3.3.1 Tính bằng thang điểm chữ

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Theo đó, tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.

Phần điểm học phần là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá bộ phận của học phần đó nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:

  • Điểm A là từ (8.0 - 10) : Giỏi
  • Điểm B là từ (6.5 - 7.9) : Khá
  • Điểm C là từ (5.0 - 6,4) : Trung bình
  • Điểm D là từ (3.5 - 4,9) : Yếu.

Ở một số trường đại học, cao đẳng còn xét thêm các mức điểm B+ C+ D+. Do đó việc xếp loại học lực đại học theo tín chỉ được đánh giá như sau:

  • Điểm A là từ A (8.5 - 10): Giỏi
  • Điểm A là từ B+ (8.0 - 8.4): Khá giỏi
  • Điểm A là từ B (7.0 - 7.9): Khá
  • Điểm A là từ C+ (6.5 - 6.9): Trung bình khá
  • Điểm A là từ C (5.5 - 6,4): Trung bình
  • Điểm A là từ D+ (5.0 - 5.4): Trung bình yếu
  • Điểm A là từ D (4.0 - 4.9): Yếu
  • Quy điểm phần loại không đạt: F (dưới 4.0) Kém.

Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của học phần đó. Nếu sinh viên có học phần bị điểm F thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường.

3.3.2 Tính bằng thang điểm 4

Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:

  • A tương ứng với 4
  • B+ tương ứng với 3.5
  • B tương ứng với 3
  • C+ tương ứng với 2.5
  • Điểm C tương ứng với 2
  • D+ tương ứng với 1.5
  • D tương ứng với 1
  • Điểm F tương ứng với 0

Như vậy, hạng tốt nghiệp sẽ được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học của sinh viên ở trường như sau:

  • Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Loại giỏi: Số điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

3.4. Sinh viên nợ tín chỉ có bị buộc thôi học không?

Về vấn đề này, theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định, đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên các điều kiện:

- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu bị cảnh báo học tập nhiều lần, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Cũng cần lưu ý rằng, Quy chế của cơ sở đào tạo phải có quy định cụ thể về:

- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Như vậy, có thể thấy sinh viên có tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24 tín sẽ bị cảnh báo học tập. Trường hợp số lần cảnh báo này hoặc mức cảnh báo vượt quá giưới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo thì có thể bị áp dụng hình thức buộc thôi học.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Tín chỉ là gì? Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc phải mua khi vay vốn ngân hàng?

Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc phải mua khi vay vốn ngân hàng?

Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc phải mua khi vay vốn ngân hàng?

Khi vay vốn ngân hàng, nhân viên ngân hàng thường tư vấn khách hàng mua thêm bảo hiểm khoản vay kèm theo, thậm chí vì áp lực KPI, có nhân viên còn nói với khách rằng việc mua bảo hiểm khoản vay là do pháp luật quy định. Vậy thực chất bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc mua không?