Công chức, viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không?

Sinh con thứ 3 luôn là vấn đề được nhiều người, đặc biệt là công chức, viên chức quan tâm bởi đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến đối tượng này bị kỷ luật. Vậy, sinh con thứ 3, công chức, viên chức có bị chậm tăng lương không?


Có phải sinh con thứ 3, công chức, viên chức đều bị kỷ luật?

Khoản 9 Điều 8 và khoản 9 Điều 16 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ, công chức, viên chức sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm quy định về dân số, hôn nhân và gia đình.

Trong đó, căn cứ Điều 1 Pháp luật về dân số sửa đổi năm 2008, vợ chồng có nghĩa vụ sinh một hoặc hai con trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP gồm:

- Cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc thiểu số có dân số dưới 10.000 người hoặc có nguy cơ suy giảm số dân.

- Một lần sinh được ba con.

- Lần đầu sinh một, lần thứ hai sinh đôi...

Đồng thời, trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính về dân số, hôn nhân và gia đình không có quy định nào liên quan đến việc xử phạt hành chính người sinh con thứ ba trở lên.

Do đó, căn cứ các quy định trên, không phải mọi trường hợp công chức, viên chức sinh con thứ 3 đều bị kỷ luật. Nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 20 năm 2010 nêu trên thì công chức, viên chức dù sinh con thứ 3 cũng sẽ không bị kỷ luật.

sinh con thu 3 co bi cham tang luong


Sinh con thứ 3, công chức, viên chức bị chậm tăng lương không?

Việc chậm tăng lương của công chức, viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV. Theo đó, công chức, viên chức bị chậm tăng lương nếu thuộc các trường hợp nêu tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau:

Thời gian chậm tăng lương

Công chức

Viên chức

12 tháng

- Bị giáng chức (đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng)

- Bị cách chức (đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ).

Bị cách chức (bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng).

06 tháng

- Bị khiển trách

- Bị cảnh cáo (Bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng)

- Bị cảnh cáo (đã bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng).

- Bị đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm. Nếu thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ bị kéo dài 06 tháng.

03 tháng

Không quy định

Bị khiển trách

Trong đó, viên chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí nêu tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:

Viên chức không phải quản lý

Viên chức quản lý

- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá.

- Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả trên 50% tiêu chí theo hợp đồng làm việc đã ký kết.

- Bị kỷ luật vì có vi phạm khi thực thi nhiệm vụ trong năm đánh giá.

- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá.

- Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả trên 50% tiêu chí theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao.

- Đơn vị, lĩnh vực phụ trách hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoặc bị xử lý liên quan tham ô, tham nhũng, lãng phí.

- Bị kỷ luật vì có vi phạm khi thực thi nhiệm vụ trong năm đánh giá.

Như vậy, tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm của công chức, viên chức mà khi sinh con thứ 3, các đối tượng này có thể bị chậm tăng lương từ 03 tháng - 01 năm.

Trên đây là quy định về việc công chức, viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sinh con thứ 3: Đảng viên, công chức, viên chức cần biết

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp luôn là chủ đề có nhiều tranh luận. Tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi về việc giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên nào có thể không cần.