Từ 20/3/2021, lương dạy lâu năm chỉ bằng giáo viên mới?

Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng, từ ngày 20/3/2021, khi bốn Thông tư mới về giáo viên được áp dụng thì giáo viên giảng dạy lâu năm và mới được tuyển dụng có mức lương giống nhau. Vậy thực hư vấn đề này thế nào?


Giáo viên dạy lâu năm bằng lương giáo viên mới ra trường?

Có nhiều ý kiến cho rằng, khi bốn Thông tư 01, 02, 0304 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bổ nhiệm, xếp lương cho giáo viên các cấp có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 thì giáo viên giảng dạy lâu năm sẽ chỉ được hưởng lương bằng giáo viên mới ra trường.

Theo quy định tại bốn Thông tư nêu trên, việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể:

1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :

a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

[...]

b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

[...]

Do đó, về việc xếp lương cho một số đối tượng giáo viên giảng dạy lâu năm sẽ căn cứ vào hệ số lương hiện hưởng cũng như căn cứ vào việc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Ví dụ, nếu giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07 đang hưởng lương với hệ số 3,99, chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp vào hạng II mới thì theo căn cứ nêu trên sẽ được xếp vào hệ số lương 4,0 bậc 1...

Xem thêm: Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021

Đáng chú ý, bốn Thông tư nêu trên chỉ quy định về mức lương theo công thức: Lương = Hệ số x Lương cơ sở. Trong khi đó, ngoài “lương cứng” này, giáo viên còn được hưởng các khoản phụ cấp và khoản chi ngoài lương khác.

Cụ thể, một trong những khoản phụ cấp mà giáo viên giảng dạy lâu năm được hưởng mà giáo viên mới ra trường chưa được hưởng là phụ cấp thâm niên.

Theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, để thực hiện cải cách tiền lương, các chế độ phụ cấp lương hiện hành sẽ được sắp xếp lại. Trong đó, phụ cấp thâm niên sẽ bị bãi bỏ:

Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức

Đồng thời, trong Điều 76 của Luật Giáo dục năm 2019, trong cơ cấu tiền lương của giáo viên cũng không còn đề cập đến phụ cấp thâm niên.

Tuy nhiên, do tình hình Covid-19 đầu năm 2020 đến nay diễn biến phức tạp nên tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua việc lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022.

Không chỉ vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, xin ý kiến của các Bộ liên quan và đều nhận được sự đồng thuận về vấn đề này.

Do đó, có thể thấy, đến 01/7/2022, phụ cấp thâm niên của giáo viên mới chính thức bị bãi bỏ. Hiện nay, giáo viên các cấp vẫn đang được hưởng phụ cấp thâm niên cùng các khoản phụ cấp khác.

Như vậy, hiện nay, lương giáo viên sẽ được tính theo công thức sau đây:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở + các loại phụ cấp (Thâm niên + giảng dạy…) - tiền đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

- Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP;

- Hệ số hiện đang được tính theo từng hạng quy định tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 2223. Sắp tới đây, từ ngày 20/3/2021, giáo viên các cấp sẽ được chuyển hạng và bổ nhiệm sang hạng mới với hệ số lương nêu tại Thông tư số 01, 02, 03 và 04.

- Các loại phụ cấp: Bởi hiện nay, phụ cấp thâm niên vẫn được áp dụng nên tùy vào từng trường hợp, giáo viên có thể được hưởng các loại phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, phụ cấp khu vực

- Tiền đóng bảo hiểm xã hội: Giáo viên phải đóng bảo hiểm xã hội với các khoản hưu trí, tử tuất là 8%; bảo hiểm thất nghiệp là 1% và bảo hiểm y tế là 1,5%.

Xem thêm…

Như vậy, hiện tại hay thậm chí từ ngày 20/3/2021 tới đây, giáo viên dạy lâu năm vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định hiện nay. Do đó, không có chuyện giáo viên lâu năm hưởng bằng lương của giáo viên mới ra trường từ ngày 20/3/2021.

luong giao vien day lau nam
Từ 20/3/2021, lương giáo viên dạy lâu năm chỉ bằng giáo viên mới? (Ảnh minh họa)


Cắt phụ cấp thâm niên cũng bỏ luôn lương tính theo hệ số?

Theo phân tích ở trên, đến 01/7/2022, phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ bị bãi bỏ theo tinh thần của Nghị quyết số 27. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, theo Nghị quyết 27, không chỉ phụ cấp thâm niên của giáo viên mà việc xếp lương mới của giáo viên cũng thay đổi.

Theo đó, chính sách tiền lương của giáo viên sẽ được cải cách theo hướng xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp giáo viên theo nguyên tắc:

- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

- Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;

- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp.

Đồng thời, quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Bởi vậy, Nghị quyết này nêu rõ:

Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Như vậy, cùng với việc loại bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên thì thời điểm 01/7/2022 cũng là thời điểm mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay cũng bị bãi bỏ. Thay vào đó, giáo viên sẽ được xếp lương bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Xem thêm: Toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương

Nói tóm lại: Từ nay đến 01/7/2022, giáo viên vẫn được hưởng lương theo quy định tại bốn Thông tư mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cùng với các khoản phụ cấp hiện hưởng. Từ ngày 01/7/2022 trở đi, dự kiến mức lương cơ sở và phụ cấp thâm niên bị bãi bỏ thì giáo viên có thể được hưởng lương theo số tiền cụ thể trong bảng lương mới sau cải cách tiền lương.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.

>> Những giáo viên nào "lợi nhất", "thiệt nhất" kể từ 20/3/2021

Đánh giá bài viết:
(40 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục