Phụ cấp thâm niên quân đội, công an, giáo viên khi cải cách

Phụ cấp thâm niên là một trong những khoản phụ cấp sẽ thay đổi khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27/NQ-TW năm 2018. Vậy khi cải cách tiền lương, phụ cấp thâm niên của quân đội, công an, giáo viên sẽ thế nào?


Phụ cấp thâm niên của công an thế nào khi cải cách?

Theo Điều 10 Nghị định 49/2019/NĐ-CP, công nhân công an được hưởng phụ cấp thâm niên với mức phụ cấp được quy định như sau:

Công nhân công an có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân đủ 05 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.

Như vậy, công nhân công an có thời gian phục vụ đủ 05 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên:

Phụ cấp thâm niên = 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Từ năm thứ 06 trở đi, mỗi 12 tháng (01 năm) được tính thêm 1%. Trong đó:

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên:

- Thời gian phục vụ trong Công an nhân dân;

- Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian phục vụ trong Công an nhân dân.

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian quy định;

- Thời gian bị tạm đình chỉ, bị tạm giam, tạm giữ sau đó bị buộc thôi việc.


Phụ cấp thâm niên của quân đội sau khi cải cách tiền lương

Căn cứ: Thông tư 224/2017/TT-BQP

Đối tượng được hưởng

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị;

- Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

Điều kiện hưởng: Có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân đủ 05 năm (60 tháng).

Mức phụ cấp: 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 06 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.

Thời gian tính hưởng:

- Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

- Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định được cộng dồn với thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Lưu ý: Nếu thời gian này đứt quãng thì được cộng dồn. Nếu thuộc nhiều loại phụ cấp thâm niên của nhiều ngành, nghề khác nhau thì chỉ được hưởng 01 loại phụ cấp thâm niên.

Thời gian không tính hưởng phụ cấp

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định.

Xem thêm: Thay đổi về lương, phụ cấp quân đội, công an khi cải cách

phu cap tham nien
Phụ cấp thâm niên của quân đội, công an, giáo viên (Ảnh minh họa)


Giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên?

Không giống như người làm việc trong công an, quân đội vẫn tiếp tục được giữ nguyên phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương, theo tinh thần của Nghị quyết 27, giáo viên là một trong những đối tượng sẽ bị cắt phụ cấp thâm niên.

Không chỉ thế, Điều 76 Luật Giáo dục 2019 không còn quy định phụ cấp thâm niên trong tiền lương như trước đây mà thay vào đó là ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.

Căn cứ các quy định trên, theo lộ trình thì giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên từ năm 2021.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua việc lùi thời điểm cải cách tiền lương. Đồng thời, tại Công văn 8982 ngày 27/7/2020, Bộ Tài chính đã đề nghị lùi thời gian cắt phụ cấp thâm niên nhà giáo đến khi chế độ tiền lương mới được ban hành và có hiệu lực.

Như vậy, nếu không có thông báo mới, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên sau khi cải cách tiền lương. Đồng nghĩa trước đó, giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Loại phụ cấp này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 05 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên. Trong đó:

- Thời gian hưởng phụ cấp: Thời gian giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác cộng dồn với thời gian giảng dạy, giáo dục.

- Thời gian không tính hưởng phụ cấp: Thời gian tập sự, thử việc, hợp đồng làm việc lần đầu; nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn; bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

Xem thêm: Lương, phụ cấp của giáo viên

Trên đây là phụ cấp thâm niên của quân đội, công an, giáo viên. Nếu có vướng mắc các vấn đề khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Lương, phụ cấp công chức, viên chức thế nào?

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy người khuyết tật được hưởng chế độ gì khác so với giáo viên thông thường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mức phụ cấp cũng như những quyền lợi, chế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo quy định của pháp luật.