Hiện nay, ngoài lương, công chức, viên chức còn được hưởng nhiều khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp ưu đãi nghề. Vậy khoản phụ cấp này là gì? Mức hưởng thế nào?
Phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức là gì?
Cũng như các loại phụ cấp khác, phụ cấp ưu đãi theo nghề cũng mang ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn. Căn cứ vào từng đối tượng công chức, viên chức mà được hưởng các loại phụ cấp khác nhau.
Theo đó, căn cứ điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề là loại phụ cấp dành cho công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, phải ưu tiên đặc biệt do pháp luật quy định.
Trong đó, có thể kể đến một số đối tượng như:
- Nhà giáo (kể cả những người đang thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập; cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các trường công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ… (căn cứ Thông tư liên tịch 01 năm 2006 sửa đổi năm 2018);
- Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã trực tiếp làm chuyên môn y tế; Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa phong tâm thần … trong đơn vị sự nghiệp công lập (Căn cứ Nghị định số 56/2011/NĐ-CP);
- Công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều (có 02 chữ số đầu mã ngạch là 09 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được chuyển xếp lương theo Nghị định 204 (căn cứ Thông tư liên tịch 64/2006)...
Như vậy, có thể thấy, không phải đối tượng công chức, viên chức nào cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Mức hưởng như thế nào? (Ảnh minh họa)
Mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề của công chức, viên chức
Cũng theo quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP nêu trên, phụ cấp ưu đãi theo nghề của công chức, viên chức được tính theo phần trăm dựa trên tổng mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Cụ thể:
Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]
Trong đó:
1/ Hệ số phụ cấp
Gồm 10 mức là: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50%.
2/ Mức lương hiện hưởng của công chức, viên chức
Hiện lương công chức, viên chức đang được tính theo công thức:
- Hệ số lương thì phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.
3/ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử, bổ nhiệm nào thì được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.
Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo chi tiết được ban hành kèm Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
4/ Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Khoản phụ cấp này chỉ áp dụng với các đối tượng được xếp lương theo Nghị định 204, đã ở bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hoặc thuộc các ngành Tòa án, kiểm sát…
Mức phụ cấp được hưởng bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Tùy vị trí cụ thể, từ năm thứ ba hoặc năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1% nữa.
Trên đây là quy định hiện hành về phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính. Có thể thấy, loại phụ cấp này được áp dụng với công chức, viên chức của những công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường nên được hưởng chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ chính quyền địa phương cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã. Dự kiến, Chủ tịch xã được tuyển dụng, bãi nhiệm và cách chức cán bộ.
Hướng dẫn 31-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương đã nêu phương án sắp xếp tổ chức MTTQ Việt Nam và đoàn thể cấp tỉnh, xã sau sáp nhập. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã sẽ thế nào đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Sắp tới đây, 10 chức danh ở xã sẽ không còn nữa sau khi sáp nhập, có đúng không?
Tiêu chuẩn trình độ của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất tại Thông tư 02/2025/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/5/2025.
Các nội dung liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về vấn đề cán bộ không đủ tiêu chuẩn vị trị việc làm sẽ bị tinh giản?
Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức, trong năm 2021, nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước cũng không được tăng lương cơ sở 2021. Khi đó, mức lương các đối tượng này nhận được thế nào?
Cũng như cán bộ, công chức, việc đánh giá, xếp loại viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm nay được thực hiện trước ngày 15/12/2020. Dưới đây là Bộ tiêu chí đánh giá viên chức cuối năm.
Sau Bộ tiêu chí đánh giá công chức, LuatVietnam tiếp tục gửi đến bạn đọc Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ cuối năm theo hướng dẫn của Nghị định 90/2020/NĐ-CP.