Từ 20/3/2021, thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau thế nào?

Theo quy định tại bốn Thông tư mới về giáo viên các cấp, giáo viên sẽ được áp dụng bảng lương mới. Vậy từ ngày 20/3/2021, việc xét nâng bậc lương lần sau của giáo viên được quy định thế nào?


Lương của giáo viên tăng “mạnh” từ ngày 20/3/2021?

Lương giáo viên hiện nay vẫn được tính theo công thức: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở hiện đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại các Thông tư số 01, 02, 03 và 04:

Giáo viên trung học phổ thông (căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT)

- Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98 tương đương mức lương dao động từ 3,487 - 7,42 triệu đồng/tháng;

- Hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38 tương đương mức lương dao động từ 4,596 - 9,506 triệu đồng/tháng.

- Hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, tương đương mức lương dao động từ 6,556 - 10,102 triệu đồng/tháng.

Giáo viên trung học cơ sở (căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT)

- Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 4,89).

- Hạng II: Áp dụng hệ số lượng của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,34 - 4,98).

- Hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 - 6,78 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 4,0 - 6,38).

Giáo viên tiểu học (căn cứ vào Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)

- Hạng III: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 4,89);

- Hạng II: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,34 - 4,98);

- Hạng I: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 - 6,78 (trước đây không có hạng giáo viên này).

Giáo viên mầm non (căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)

- Hạng III, mã số V.07.02.26: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ 2,1 - 4,89 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 4,89);

- Hạng II, mã số V.07.02.25: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,34 - 4,98).

- Hạng I, mã số V.07.02.24: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38 (trước đây không có hạng giáo viên này).

Có thể thấy, theo quy định này, về cơ bản từ sau ngày 20/3/2021, chỉ có giáo viên trung học phổ thông không có sự thay đổi về lương còn lương của các đối tượng giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non đều tăng hơn so với trước đây.

Xem thêm: Giáo viên nào "lợi nhất", "thiệt nhất" kể từ 20/3/2021

thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau
Khi nào giáo viên được xét nâng bậc lương lần sau? (Ảnh minh họa)


Tính thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau thế nào?

Căn cứ các Thông tư mới, việc xếp lương của giáo viên các cấp được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007. Theo đó, thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở hạng mới được quy định cụ thể như sau:

- Chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ:

  • Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở hạng mới so với hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở hạng cũ: Tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào hạng mới.

Ví dụ: Bà A từ ngày 15/4/2019 được bổ nhiệm giáo viên trung học cơ sở hạng II theo quy định cũ, mã số V.07.04.11 với hệ số 2,34, bậc 1. Bà A đạt đủ tiêu chuẩn của hạng II mới mã số V.07.04.31 nên được ký quyết định bổ nhiệm sang hạng II mới và xếp lương ở bậc 1, hệ số 4,0 từ ngày 20/3/2021.

- Chênh lệch giữa hệ số lương ở hạng II cũ và hệ số lương ở hạng mới: 4,0 - 2,34 = 1,66.

- Chênh lệch giữa 02 bậc lương liền kề ở hạng II cũ mã số V.07.04.11 (bậc 1 và bậc 2) là: 2,67 - 2,34 = 0,33.

Theo quy định trên, thời gian xét nâng bậc lương lần sau của bà A là từ ngày 20/3/2021.

  • Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở hạng mới so với hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở ngạch cũ: Tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ.

Ví dụ: Bà A được bổ nhiệm là giáo viên trung học cơ sở hạng II cũ mã số V.07.04.11 ở bậc 7 có hệ số lương 4,32 từ ngày 14/5/2010. Bà A đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được xếp lương vào giáo viên hạng II mới, mã số V.07.04.31 nên bà A được hưởng lương ở bậc 2 với hệ số lương 4,34 từ ngày 20/3/2021.

- Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở hạng mới và hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ là 4,34 - 4,32 = 0,02.

- Chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở hạng cũ (bậc 7 và bậc 8) là 4,65 - 4,34 = 0,31.

Do đó, thời gian xét nâng bậc lương lần sau của bà A được tính từ ngày 14/5/2010 - ngày bà A được xếp lương ở hệ số 3,03 ở hạng III cũ.

- Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào hạng mới.

Xem thêm: Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021

Trên đây là quy định về việc xác định thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau khi áp dụng bảng lương mới từ ngày 20/3/2021. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Khi nào giáo viên được tăng lương?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.