Những giáo viên nào "lợi nhất", "thiệt nhất" kể từ 20/3/2021

Bốn Thông tư mới có Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp tới sẽ có hiệu lực, tác động mạnh đến nhiều đối tượng giáo viên. Tuy nhiên, với từng hạng giáo viên thì có những ảnh hưởng khác nhau.

Căn cứ:

Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập

Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) công lập

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học phổ thông (THPT) công lập


Tất cả giáo viên được "xóa bỏ” chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Một trong những niềm vui đến với toàn thể giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

Nếu trước đây, tất cả giáo viên đều phải có chứng chỉ ngoại ngữ tính theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam đạt một trình độ tương đương với hạng đang giữ hoặc tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Riêng giáo viên dạy ngoại ngữ thì phải có ngoại ngữ thứ hai đạt yêu cầu tương đương với hạng đang giữ theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam.

Đồng thời, tin học phải có chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Tuy nhiên, những yêu cầu chứng chỉ này chỉ được nêu tại các Thông tư liên tịch 20, 21, 22 và 23 sẽ hết hiệu lực vào ngày 20/3/2021 và bị thay thế bởi các Thông tư 01, 02, 03 và 04.

Do đó, kể từ ngày 20/3/2021, giáo viên các cấp không còn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà thay vào đó là phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của cấp giáo dục và hạng tương ứng cũng như có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Xem thêm: Từ 20/3/2021, bỏ hoàn toàn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

giao vien nao duoc loi nhat
Từ 20/3/2021, giáo viên nào được lợi nhất, thiệt nhất? (Ảnh minh họa)


Giáo viên nào được tăng lương nhiều nhất, ít nhất?

Hiện nay, theo quy định tại bốn Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên các cấp sẽ được bổ nhiệm hạng mới thay thế cho các hạng hiện đang được quy định tại Thông tư liên tịch 20, 21, 22 và 23.

Xem thêm: Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021

Kéo theo đó, một trong những nguyên tắc xếp lương đáng chú ý áp dụng với giáo viên tất cả các cấp là căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp.

Trong đó, giáo viên mầm non, tiểu học và THCS có khá nhiều thay đổi nhưng giáo viên THPT thì không có sự thay đổi gì trong xếp lương và bổ nhiệm hạng.

Đặc biệt, tùy từng hạng và cấp học khác nhau mà giáo viên sẽ được tăng lương khi:

- Giáo viên mầm non: Khi xếp vào hạng I nếu giáo viên mầm non hạng II trúng tuyển trong kỳ thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

- Giáo viên tiểu học: Nếu đáp ứng đủ điều kiện thì giáo viên hạng II cũ được bổ nhiệm vào hạng II mới, hạng III cũ được bổ nhiệm vào hạng III mới và hạng II mới nếu trúng tuyển trong kỳ thi/xét thăng hạng thì được bổ nhiệm vào hạng I.

- Giáo viên THCS: Nếu đáp ứng đủ điều kiện thì giáo viên hạng I cũ bổ nhiệm vào hạng I mới, hạng II cũ bổ nhiệm vào hạng II mới, hạng III cũ bổ nhiệm vào hạng III mới.

Mức tăng lương cụ thể của từng giáo viên các cấp được nêu cụ thể tại ba ảnh dưới đây.

Những giáo viên nào Bảng lương chi tiết của giáo viên mầm non các hạng 


Có thể thấy, giáo viên mầm non ở hạng I có mức lương dao động từ khoảng 5,9 - 9,5 triệu đồng/tháng - cao hơn hẳn so với các hạng khác.

Trong đó, so với hạng II - hạng chức danh nghề nghiệp cao nhất hiện nay của giáo viên mầm non:

- Mức lương thấp nhất của hạng I (mới) cao hơn mức lương thấp nhất của hạng II (cũ) là 2.473.400 đồng/tháng;

- Mức lương cao nhất của hạng I (mới) cao hơn mức lương cao nhất của hạng II (cũ) là 2.086.000 đồng/tháng…

Tuy nhiên, để được bổ nhiệm vào hạng I (mới) thì giáo viên mầm non phải trúng tuyển thông qua kỳ thi/xét thăng hạng. Còn các hạng cũ của giáo viên mầm non nếu đáp ứng điều kiện thì hệ số lương ở các hạng còn lại về cơ bản không thay đổi.

Những giáo viên nào

Bảng lương chi tiết của giáo viên tiểu học các hạng

Với giáo viên tiểu học, nếu đáp ứng điều kiện thì lương ở tất cả các hạng đều tăng so với trước đây. Đơn cử như:

- Mức lương thấp nhất của hạng II (mới) cao hơn mức lương thấp nhất của hạng II (cũ) là 2.473.400 đồng/tháng; mức lương cao nhất của hạng II (mới) cao hơn mức lương cao nhất của hạng II (cũ) là 2.086.000 đồng/tháng;

- Mức lương thấp nhất của hạng III (mới) cao hơn mức lương thấp nhất của hạng III (cũ) là 357.600 đồng/tháng; mức lương cao nhất của hạng III (mới) cao hơn mức lương cao nhất của hạng III (cũ) là 134.100 đồng/tháng;

- Mức lương thấp nhất của giáo viên tiểu học theo quy định mới (bậc 1 của hạng III mới) cao hơn mức lương thấp nhất của giáo viên tiểu học theo quy định cũ (bậc 1 của hạng IV cũ) là 715.200 đồng/tháng…

Đồng thời, giáo viên tiểu học được bổ sung hạng I với mức lương dao động từ khoảng 6,5 - 10,1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để đạt được mức lương cao nhất thì phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng I.

Những giáo viên nào
Bảng lương chi tiết của giáo viên THCS các hạng

Với đối tượng giáo viên THCS, sau khi được bổ nhiệm vào hạng mới thì đều tăng lương so với trước đây. Cụ thể:

- Hạng I: Hệ số lương thấp nhất và cao nhất giữa hạng I mới đều tăng thêm 596.000 đồng/tháng so với hạng I cũ;

- Hạng II: Mức lương thấp nhất của hạng II mới tăng lên 2.473.400 đồng/tháng so với hạng II cũ; mức lương cao nhất của hạng II mới tăng 2.577.000 đồng/tháng so với hạng II cũ.

- Hạng III: Mức lương thấp nhất của hạng III mới tăng 357.600 đồng/tháng so với hạng III cũ; mức lương cao nhất của hạng III mới tăng 596.000 đồng/tháng so với hạng III cũ.

Từ các phân tích trên: Chỉ có giáo viên THCS được tăng lương nhiều nhất trong tất cả giáo viên các cấp. Riêng giáo viên mầm non, tiểu học chỉ được hưởng mức lương cao nhất của giáo viên cấp mình nếu thông qua kỳ thi/xét thăng hạng. Còn giáo viên THPT về cơ bản là không thay đổi cách xếp lương, bổ nhiệm.

Xem thêm: Cách tính lương khi chuyển hạng từ ngày 20/3/2021


Không phải tất cả giáo viên đều phải có chứng chỉ chức danh

Ngoài xếp lương và chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cũng là một trong những vấn đề mà tất cả giáo viên các cấp hiện đang rất quan tâm.

Trước đây, giáo viên THPT hạng III cũ, giáo viên THCS hạng III cũ, giáo viên tiểu học hạng IV, giáo viên mầm non hạng IV không bị yêu cầu các chứng chỉ này.

Tuy nhiên, với bốn Thông tư mới, tất cả các giáo viên ở tất cả các cấp học đều phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ, đào tạo mà yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một yêu cầu bắt buộc. Dù vậy, theo quy định tại bốn Thông tư này, có thể không phải giáo viên nào cũng cần chứng chỉ này bởi:

- Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III: Giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III gồm:

  • Giáo viên các cấp được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 phải có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng;
  • Giáo viên mầm non, tiểu học hạng III cũ đã đáp ứng trình độ để được bổ nhiệm vào hạng III mới.

- Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II: Khi giáo viên được bổ nhiệm từ hạng II cũ sang hạng II mới. Nếu giáo viên hạng II cũ không đủ điều kiện thì sẽ bổ nhiệm xuống hạng III mới và phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II để được bổ nhiệm lên hạng II mới.

- Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I: Khi giáo viên THCS, THPT được bổ nhiệm vào hạng I mới. Nếu giáo viên THCS, THPT hạng I không đủ điều kiện thì sẽ bị bổ nhiệm xuống hạng II mới và phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I để được bổ nhiệm lên hạng I mới.

Xem thêm: Giáo viên nào phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III?

Từ các phân tích trên, có thể thấy, chỉ khi giáo viên đạt đủ trình độ yêu cầu của hạng tương ứng thì mới “được lợi nhất”. Đồng nghĩa với đó, các giáo viên chưa đạt chuẩn tại thời điểm 20/3/2021 có thể sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn các đồng nghiệp khác.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ.

>> Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021

>> Bảng lương mới của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021

Đánh giá bài viết:
(27 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.