Công chức cần biết: Hệ số chênh lệch bảo lưu và cách tính

Khi công chức, viên chức thăng hạng, nâng ngạch… có một số trường hợp sẽ được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu. Vậy loại hệ số này là gì? Ai được hưởng và tính hưởng thế nào?


Hệ số chênh lệch bảo lưu là gì? Khi nào được hưởng?

Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản này định nghĩa cụ thể về hệ số chênh lệch bảo lưu. Tuy nhiên, tại các văn bản hướng dẫn về xếp lương cán bộ, công chức, viên chức khi nâng ngạch, chuyển ngạch cán bộ, công chức, viên chức có đề cập đến loại hệ số này.

Cụ thể, tại Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV về xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức, Bộ Nội vụ có hướng dẫn về hệ số chênh lệch bảo lưu như sau:

- Khi nâng ngạch công chức, viên chức: Có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới.

Lưu ý: Hệ số chênh lệch bảo lưu trong trường hợp này được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.

- Khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức: Hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ nếu được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ.

- Khi chuyển công tác: Được xác định bằng chênh lệch giữa hệ số lương cấp hàm (hoặc hệ số nâng lương lần 1 hoặc lần 2) đang hưởng khi chuyển công tác so với hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được chuyển (theo điểm b khoản 6 mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV).

Lưu ý: Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng tối thiểu 18 tháng kể từ ngày chuyển công tác, được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số.

Như vậy, có thể thấy, hệ số này mặc dù không có định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiểu đây là hệ số dùng để “cân bằng” mức lương mới khi cán bộ, công chức, viên chức nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển công tác so với mức lương đang hưởng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.

hệ số chênh lệch bảo lưu là gì
Điều kiện hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là gì? (Ảnh minh họa)

 

Cách tính hệ số chênh lệch bảo lưu như thế nào?

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BNV, công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu như sau:

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu = Mức lương cơ sở x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)

Trong đó:

Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1,49 triệu đồng/tháng;

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng được tính theo quy định của Thông tư 02/2007 của Bộ Nội vụ:

Khi nâng ngạch công chức, viên chức

Hệ số chênh lệch bảo lưu = (Tổng hệ số lương cũ cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng) - hệ số lương ở bậc cuối cùng ở hạng mới

Khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức

Hệ số chênh lệch bảo lưu = Hệ số lương ở ngạch cũ - hệ số lương ở ngạch mới

Trên đây là quy định về hệ số chênh lệch bảo lưu. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Bảng lương cán bộ, công chức chính thức

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

"Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên

"Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cùng lúc hai Thông tư về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên, mở ra cánh cửa cho người không học sư phạm trở thành nhà giáo.