Bộ đội ngoại tình có bị tước quân tịch không?

Ngoại tình là một trong những hành vi không những vi phạm đạo đức mà còn có thể bị phạt tiền hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Vậy với các đối tượng là bộ đội thì sao? Liệu có bị tước quân tịch không?


Tước quân tịch là gì?

Hiện nay, chưa có quy định hay văn bản nào trong hệ thống pháp luật quy định về khái niệm “tước quân tịch”. Tuy nhiên, tại khoản 13 Điều 7 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam có quy định:

Tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.

Ngoài ra, tại Thông tư số 16/2020/TT-BQP, tước danh hiệu quân nhân là một trong các hình thức kỷ luật với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này) hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ (theo khoản 2 Điều 10 Thông tư này).

Trong đó, không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về việc “tước quân tịch” mà chỉ có quy định hình thức kỷ luật với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ.

Bộ đội ngoại tình có bị tước quân tịch không?
Khi nào bộ đội bị tước quân tịch? (Ảnh minh họa)


Bộ đội ngoại tình có bị tước quân tịch không?

Như phân tích ở trên, “tước quân tịch” hiện nay không được văn bản nào quy định. Do đó, trong bài viết này, sẽ xem xét đến các trường hợp quân nhân bị tước danh hiệu. Cụ thể, căn cứ Thông tư 16/2020/TT-BQP, quân nhân sẽ bị tước danh hiệu quân nhân nếu:

STT

Hành vi

Trường hợp

1

Chống mệnh lệnh

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong sẵn sàng chiến đấu;

- Đã bị kỷ luật mà còn vi phạm.

2

Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

- Là sĩ quan;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lôi kéo người khác tham gia.

3

Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4

Làm nhục, hành hung đồng đội

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

5

Đào ngũ

- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Khi đang làm nhiệm vụ;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia.

6

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự

- Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm;

- Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

7

Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

8

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;

- Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.

9

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

10

Quấy nhiễu nhân dân

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;

- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.

11

Chiếm đoạt tài sản

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

12

Sử dụng trái phép chất ma túy.

13

Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam.

 Căn cứ quy định này, có thể thấy, việc quân nhân ngoại tình không phải là một trong các trường hợp bị tước danh hiệu quân nhân. Do đó, nếu quân nhân ngoại tình thì có thể bị phạt tiền hoặc chịu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ không bị “tước quân tịch”.

Bị xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng nếu:

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ…

Chịu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn/chung sống như vợ chồng với người khác, người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn/chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì có thể bị phạt tù:

- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Trên đây là quy định về việc bộ đội ngoại tình có bị tước quân tịch không? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Người ngoại tình bị phạt thế nào từ 01/9/2020?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

"Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên

"Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cùng lúc hai Thông tư về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên, mở ra cánh cửa cho người không học sư phạm trở thành nhà giáo.