Vừa qua, Quốc hội đã chính thức chốt không tăng lương cơ sở năm 2021 mà vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng. Dưới đây là bảng lương của cán bộ, công chức trong năm 2021 theo mức lương cơ sở này.
2 năm liên tiếp cán bộ, công chức không được tăng lương
Theo lộ trình từ những năm trước, thời điểm 01/7/2020 là thời điểm tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức. Thậm chí, tại Nghị quyết 86, Quốc hội cũng đã “chốt” tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cuộc sống người dân lâm vào khó khăn. Để chia sẻ những điều này, tại Nghị quyết 122/2020/QH14, Quốc hội chính thức thông qua chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2020.
Đồng thời, tại Nghị quyết này, căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.
Theo đó, ngày 09/10/2020, tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết và một lần nữa thông qua việc lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27 năm 2018.
Khi đó, những chính sách cải cách tiền lương sau đây sẽ bị hoãn đến 01/7/2022:
- Xây dựng 05 bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm;
- Bổ sung tiền thưởng vào cơ cấu tiền lương;
- Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương…
Ngoài ra, ngày 12/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2021. Trong đó, đáng chú ý là không tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021. Điều đó có nghĩa là, hai năm liên tiếp lương cán bộ, công chức sẽ không thay đổi.
Một phần ảnh chụp bảng lương cán bộ công chức 2021 (Ảnh minh họa)
Bảng lương năm 2021 của cán bộ, công chức
Bởi lương cán bộ, công chức trong năm 2021 không có gì thay đổi nên mức lương của đối tượng này vẫn sẽ tính theo công thức dưới đây thay vì trả lương theo số tiền cụ thể như tinh thần của Nghị quyết 27:
Bài viết dưới đây của LuatVienam sẽ tổng hợp các văn bản về sắp xếp tinh gọn bộ máy mới nhất. Đây là một trong những vấn đề nổi bật, đã và đang đặc biệt được quan tâm.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy chính sách tinh giản biên chế tại Nghị định này ra sao?
Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.
Rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề sinh con thứ 3 của Đảng viên, công chức, viên chức… được gửi tới LuatVietnam qua tổng đài trực tuyến. Dưới đây là một số vấn đề đáng chú ý.
Chiều hôm nay, ngày 12/11/2020, với 92,53% đại biểu Quốc hội tán thành, Nghị quyết 128 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 đã chính thức được thông qua. Trong đó có thông tin về mức lương cơ sở.
Giơ thẻ Đảng là một trong những cách thức dùng để biểu quyết trong các đại hội Đảng... Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người thắc mắc biểu quyết bằng thẻ Đảng thì giơ tay nào mới là đúng?