Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178 thế nào?

Nghị định 178 quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Dưới đây là thông tin về tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178.

Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178 tính thế nào?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP  quy định tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm:

  • Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động;
  • Các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung;
  • Phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề;
  • Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ;
  • Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang)
  • Hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương”.

Như vậy, tiền lương tháng hiện hưởng tính hưởng chính sách, chế độ tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP từ ngày 15/3/2025 bổ sung thêm: hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Do đó, cách tính tiền lương tháng hưởng 67/2025/NĐ-CP về nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc năm 2025 cho CBCCVC tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP được thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV, cụ thể:

(1) Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng hiện hưởng

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

+

Hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương (quy định bổ sung)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

(2 Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178
Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178 (Ảnh minh họa)

Ai được hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì chính sách, chế độ đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc) được thực hiện trong sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị gồm:

(1) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện (cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện) và lực lượng vũ trang.

(2) Các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

(3) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng viên chức, gồm:

  • Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện và các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện;
  • Các đơn vị thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và huyện ủy, thị ủy, quận ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; thuộc tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.

(4) Đơn vị sự nghiệp công lập khác còn lại (không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2025/NĐ-CP) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

(5) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

(6) Các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Trên đây là thông tin về tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính

Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính

Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính

Nội dung bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh thành được nhiều người quan tâm.

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.