Đảng viên sinh con thứ 3: Toàn bộ quy định mới nhất

Để đảm bảo chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Nhà nước khuyến khích mỗi cặp vợ chồng nên dừng lại ở hai con. Riêng với đối tượng là Đảng viên, việc sinh con thứ 3 có một số quy định chặt chẽ hơn.

1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không?

Điều 1 Pháp lệnh Dân số được sửa đổi năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được tự quyết định thời gian cũng như khoảng cách sinh con và sinh một hoặc hai con theo thoả thuận.

Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con.

Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 - 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này.

Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.

dang vien sinh con thu 3

2. Đảng viên sinh con thứ 3 bị kỷ luật như thế nào?

Trước đây, Quyết định 102-QĐ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị quy định khá cụ thể về các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh từ 03 con trở lên.

Tuy nhiên, đến Quy định 69 năm 2022, Ban Bí thư đã không nêu cụ thể việc sinh con thứ 03 có phải vi phạm hay không mà chỉ nêu khái quát về việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số.

Như phân tích ở trên, việc sinh con thứ 03 trở lên cũng là một trong những biểu hiện của việc vi phạm chính sách về dân số và Đảng viên sinh con thứ 03 có thể bị kỷ luật theo Quy định 69-QĐ/TW như sau:

- Sinh con thứ 3 gây hậu quả ít nghiêm trọng: Bị khiển trách

- Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách mà tiếp tục sinh con hoặc gian dối trong việc cho con đẻ để sinh thêm con hoặc nhận con nuôi thực chất là con đẻ để sinh thêm con ngoài giá thú/trái quy định: Bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

- Sinh con thứ 3, đã bị kỷ luật bằng một trong các hình thức nêu trên, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng: Bị khai trừ ra khỏi Đảng.

3. Trường hợp nào Đảng viên được sinh con thứ 3?

Như đề cập ở trên, việc Đảng viên sinh con thứ 3 là vi phạm kỷ luật của Đảng, tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bị xử lý kỷ luật.

Cụ thể, theo Quy định 05-QĐi/TW do Bộ Chính trị ban hành vào giữa năm 2018 vừa qua, có 07 trường hợp sinh con thứ 03 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trong đó có các trường hợp như:

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh…

Các trường hợp khác xem thêm chi tiết tại đây.

dang vien sinh con thu 3

4. Sinh con thứ 3 có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trước đây, Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em chỉ rõ:

- Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng

- Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ

- Thành viên các đoàn thể, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức.

- Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư…

Tuy nhiên, hiện nay Nghị định nêu trên đã hết hiệu lực, Nghị định 176/2013/NĐ-CP thay thế và mới đây là Nghị định 117/2020/NĐ-CP đang có hiệu lực đã bỏ các quy định xử phạt nêu trên. Do đó, có thể hiểu, Đảng viên nói riêng và người dân nói chung sinh con thứ 3 trở lên không bị xử phạt hành chính.

5. Khi nào Đảng viên sinh con thứ 3 được kết nạp lại vào Đảng?

Hiện nay, điều kiện kết nạp lại Đảng viên sinh con từ thứ 3 trở lên có phần “thoáng” hơn trước. Cụ thể, theo Điều 4 của Quy định 05/QĐ-TW, các điều kiện này như sau:

- Có thời gian phấn đấu ít nhất 24 tháng đối với trường hợp sinh con thứ 3, 36 tháng với sinh con thứ 4 (trước đây là 60 tháng);

- Là người uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng, dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao.

- Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị.

Do đó, mặc dù sinh con thứ ba nhưng Đảng viên vẫn có thể được kết nạp lại vào Đảng nếu đáp ứng điều kiện nêu trên.


6. Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 là khi nào?

Khoản 10 Điều 2 Quy định 69 nêu rõ:

10. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.

Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố.

Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật.

Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định.


7. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày .... tháng .... năm .......

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

- Chi uỷ chi bộ...................................................................

- Đảng uỷ...........................................................................

Tên tôi là: .............   Sinh ngày ....... tháng ....... năm .......

Nơi ở hiện nay: ...................................................................

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ngày ....... tháng ....... năm..........

Tại chi bộ: ............................................................

Chính thức ngày: ................................. tại chi bộ: ..........................

Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: .....................................

Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên, tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình do sinh con thứ 3. Nguyên nhân của hành vi vi phạm nêu trên như sau: ………………

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi về việc sinh con thứ ba trong quá trình sinh hoạt đảng tại Chi bộ…, Đảng bộ… Theo Quy định 69-QĐ/TW của Ban Bí thư, tôi xin tự nhận hình thức kỷ luật là khiển trách.

Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định và luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là quy định về việc Đảng viên sinh con thứ 3. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Việc điều chuyển công tác của viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp công lập không phải hiếm gặp, nhất là việc giáo viên thuyên chuyển từ trường học này sang trường khác. Vậy trong trường hợp này, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?