Khi nào công chức được tuyển dụng không qua thi tuyển?
2 trường hợp được tuyển dụng không cần qua thi tuyển
Căn cứ khoản 11 Điều 1 của Nghị định 161/2018/NĐ-CP, từ ngày 15/01/2019, người đứng đầu cơ quan sẽ tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các trường hợp sau:
- Viên chức; quân đội, công an, làm công tác cơ yếu; người giữ chức danh, chức vụ trong các công ty Nhà nước có ít nhất 05 năm công tác tại vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên, phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng và có đóng BHXH.
- Người đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên, sau đó được điều động, luân chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ trong các công ty Nhà nước.
Trước đây, các trường hợp đặc biệt được tuyển dụng không qua thi tuyển còn có thủ khoa các trường đại học trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài. Nhưng nay, các đối tượng này không còn được hưởng đặc quyền tuyển thẳng.
Thủ khoa đại học không được hưởng đặc quyền tuyển thẳng vào công chức (Ảnh minh họa)
Không qua thi tuyển nhưng vẫn phải trải qua sát hạch
Dù được miễn thi, nhưng theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP, các đối tượng nêu trên vẫn phải trải qua kiểm tra, sát hạch bởi một Hội đồng có từ 05 – 07 thành viên.
Việc kiểm sát, sát hạch bao gồm các nội dung như:
- Kiểm tra về điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tuyển;
- Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận.
Tuy nhiên, trong trường hợp tiếp nhận những người trước đây đã là cán bộ, công chức thì không cần phải lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Nếu công chức được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trước đó được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng.
Xem thêm:
5 điểm mới của Nghị định 161 về tuyển dụng công chức, viên chức
Cần chuẩn bị gì để thi tuyển công chức năm 2019?
Lan Vũ
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- TP. Hà Nội có 7.927 biên chế công chức trong năm 2021 (23/12/2020 08:49)
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp (04/12/2020 08:00)
- Đã có Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng công chức (02/12/2020 16:02)
- Phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Mức hưởng như thế nào? (27/11/2020 18:30)
- Infographic: Biên chế công chức năm 2021 trong cả nước (15/10/2020 11:00)
- Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất đang áp dụng (09/10/2020 08:00)
- Đề xuất mới của Bộ Nội vụ về cơ cấu ngạch công chức (08/10/2020 15:00)
- Cách tính trợ cấp thôi việc khi công chức nghỉ việc? (03/10/2020 08:00)
- Công chức, viên chức thôi việc được hưởng những chế độ nào? (26/09/2020 08:00)
- Nghỉ việc, công chức có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (14/09/2020 15:05)
- Có được quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ? (18/01/2021 19:30)
- Phụ cấp đứng lớp của giáo viên hợp đồng được tính thế nào? (18/01/2021 16:00)
- Công ty cổ phần có bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát? (18/01/2021 15:00)
- Năm 2021, sang tên Sổ đỏ cần những điều kiện gì? (18/01/2021 14:30)
- Danh sách các thủ tục hành chính online hiện nay (18/01/2021 14:00)
- Khi nào được trả gộp 2 tháng lương hưu cùng lúc? (18/01/2021 11:25)
- Ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp (22/01/2019 14:36)
- 4 tin không vui với người thích “nhậu” ngày Tết (22/01/2019 11:33)
- Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay (22/01/2019 09:31)
- Biếu quà Tết cho sếp bao nhiêu bị coi là hối lộ? (22/01/2019 07:30)
- Thủ tục đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân 2019 (21/01/2019 16:00)