Chính sách mới về công chức, viên chức có hiệu lực tháng 12

Tháng 12 - tháng cuối năm 2021 là tháng có hiệu lực của nhiều văn bản liên quan đến công chức, viên chức. Dưới đây là tổng hợp các chính sách mới về đối tượng này có hiệu lực trong tháng 12.


1. Công chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/10/2021.

Theo quy định cũ tại Điều 16 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, nội dung bồi dưỡng của công chức gồm: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kỹ năng quản lý Nhà nước; quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, nghề nghiệp, hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Tuy nhiên, theo quy định mới, Nghị định 89 chỉ quy định nội dung bồi dưỡng gồm lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, từ ngày 10/12/2021 tới đây, công chức không còn phải thực hiện nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học và ngoại ngữ.

Có thể thấy, nội dung này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước về việc tiến tới đây sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức bởi những chứng chỉ này đã không còn phù hợp, nội dung trùng lặp và chưa thật sự bám sát thực tế.

Hiện nay, nhiều đối tượng công chức cũng đã được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như công chức văn thư và công chức hành chính theo quy đinh tại Thông tư 02/2021/TT-BNV.

Xem thêm: 6 điểm mới liên quan đến công chức tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP


2. Bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng viên chức hạng IV

Nội dung này được nêu tại Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý, sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.

Theo đó, Điều 4 Thông tư 92 đã bổ sung thêm mức phí dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV (quy định cũ tại Thông tư 228/2016/TT-BTC chỉ nêu mức phí thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III). Các mức thu khác vẫn được giữ nguyên như quy đinh cũ.

Cụ thể, mức phí thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng IV được quy định như sau:

- Dưới 100 thí sinh: 700.000 đồng/thí sinh/lần.

- Từ 100 - dưới 500 thí sinh: 600.000 đồng/thí sinh/lần.

- Từ 500 thí sinh trở lên: 500.000 đồng/thí sinh/lần.

Để xem cụ thể mức phí tuyển dụng, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức, độc giả xem thêm bài viết này hoặc có thể gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn cụ thể.

chinh sach moi co hieu luc thang 12/2021 ve cong chuc vien chuc


3. Từ 20/12/2021, nhiều văn bản về công chức hết hiệu lực

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BNV bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Cụ thể, tại Thông tư này, 07 văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức sẽ được Bộ Nội vụ bãi bỏ hoàn toàn từ ngày 20/12/2021 gồm:

- Thông tư số 01/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

- Thông tư số 02/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 hướng dẫn thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

- Thông tư số 04/2009/TT-BNV ngày 29/4/2009 sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư số 02/2009/TT-BNV.

- Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức.

- Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Quyết định số 82/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 VỀ tiêu chuẩn Giám đốc Sở và các chức vụ tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 tiêu chuẩn Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.


4. Nới lỏng điều kiện thăng hạng giảng viên đại học

Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập (gọi chung là giảng viên đại học công lập) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT ngày 10/11/2021.

Theo quy định cũ tại Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT về thi thăng hạng và Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT về xét thăng hạng, giảng viên đại học muốn được thăng hạng thì một trong các điều kiện là được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi.

Tuy nhiên, điều kiện này tại Thông tư 31/2021 đã được sửa đổi theo hướng “nới lỏng” hơn cho giảng viên đại học. Cụ thể, giảng viên đại học hạng thấp khi xét/thi thăng hạng lên hạng cao hơn liền kề thì chỉ cần được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm thăng hạng.

Ngoài ra, Thông tư 31 cũng xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng không dựa vào điểm công trình khoa học mà căn cứ vào điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ gồm nhiệm vụ khoa học, công nghệ, kết quả hướng dẫn nghiên cứu sinh…

Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 26/12/2021.

Xem thêm: Điểm mới về thi/xét thăng hạng giảng viên đại học từ 26/12/2021

Trên đây là 04 chính sách mới có hiệu lực tháng 12/2021 về công chức, viên chức. Nếu còn thắc mắc các vấn đề khác liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bảng lương cán bộ, công chức mới nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?