Cán bộ không còn được "hạ cánh an toàn" khi về hưu?

Nhiều người vẫn nghĩ, khi về hưu, nghỉ việc, những sai phạm trong thời gian đang tại chức có thể sẽ được “xóa bỏ”. Khi đó, cán bộ khi về hưu sẽ được “hạ cánh an toàn”. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm.


Cán bộ đã nghỉ hưu vẫn có thể bị kỷ luật?

Khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 khẳng định:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Theo đó, cán bộ khi đã nghỉ hưu thì mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Nếu sau khi nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong thời gian công tác trước đó thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. Việc kỷ luật này sẽ gắn với hệ quả pháp lý tương ứng.

Đặc biệt, cán bộ có vi phạm trước ngày 01/7/2020 cũng bị xử lý theo quy định trên: Có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, phạt hành chính hoặc kỷ luật tùy theo tính chất của hành vi vi phạm.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 cũng nêu rõ:

Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

Không chỉ thế, nếu cán bộ là Đảng viên thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định 102 năm 2017, Đảng viên nếu sau khi nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, xử lý kỷ luật theo đúng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy định 102 này.

Như vậy, có thể thấy, cán bộ dù nghỉ hưu nhưng nếu phát hiện vi phạm trong thời gian công tác trước đó thì tùy vào tính chất của hành vi vẫn có thể bị kỷ luật.

Xem thêm: Thủ tục kỷ luật xóa tư cách chức vụ mới nhất

can bo khong con duoc ha canh an toan khi ve huu


Không cho cán bộ từ chức nếu vi phạm phải miễn nhiệm

Đây là một trong những nguyên tắc về việc miễn nhiệm, từ chức với cán bộ được nêu tại khoản 3 Điều 3 Quy định số 41 năm 2021 vừa được Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Cụ thể:

Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

Trong khi đó, Quy định 260-QĐ/TW không quy định vấn đề này mà Điều 7 Quy định 260 chỉ nêu 02 trường hợp cán bộ không được từ chức gồm:

- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành mà phải tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân người này thực hiện. Nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhiệm vụ được giao.

- Đang chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008, miễn nhiệm là việc cán bộ được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn được bổ nhiệm.

Khi cán bộ có hai năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ thì có thể bị xem xét, quyết định cho miễn nhiệm.

Trong khi đó, theo khoản 13 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008, từ chức được định nghĩa là:

Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Có thể thấy, việc từ chức là việc cán bộ chủ động muốn thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ/chưa hết thời hạn bổ nhiệm còn miễn nhiệm là việc cán bộ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp và bị cơ quan có thẩm quyền cho thôi chức vụ trước thời hạn.

Như vậy, mặc dù miễn nhiệm không phải là một hình thức kỷ luật nhưng đây cũng là một trong những biện pháp xử lý với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem thêm: 6 điểm mới của Quy định 41-QĐ/TW về miễn nhiệm, từ chức cán bộ

Nói tóm lại, căn cứ các quy định nêu trên, quan niệm hạ cánh an toàn khi nghỉ hưu của cán bộ là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo đó, cán bộ không còn được hạ cánh an toàn khi về hưu. Dù đã nghỉ hưu thì cán bộ vẫn sẽ bị kỷ luật theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 4 hình thức kỷ luật cán bộ mới nhất đang áp dụng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.