Ly hôn, con dưới 3 tuổi mẹ chưa chắc được nuôi

Không ít người mặc định rằng nếu ly hôn con dưới 03 tuổi sẽ do mẹ nuôi. Tuy nhiên, con dưới 03 tuổi mẹ chưa chắc được nuôi.


Quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố khác để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.

con duoi 3 tuoi me chua chac duoc nuoi
Ly hôn, con dưới 3 tuổi mẹ chưa chắc được nuôi (Ảnh minh họa)


Con dưới 3 tuổi mẹ chưa chắc được nuôi

Theo quy định nêu trên thì về nguyên tắc con dưới 3 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng không phải lúc nào con dưới 36 tháng tuổi cũng giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Tòa sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định:

- Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

- Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

Như vậy, không phải tất cả trường hợp con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn mẹ sẽ được nuôi, nếu người chồng đưa ra các chứng cứ chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

Trên đây là phân tích về vấn đề con dưới 3 tuổi mẹ chưa chắc được nuôi. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.