Trường hợp nào cha, mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn?

Bên cạnh việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, giành quyền nuôi con là một trong những quan tâm hàng đầu khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, liệu có trường hợp nào cả cha và mẹ đều không giành được quyền nuôi con không?


Cha, mẹ ly hôn, con ở với ai?

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, cha, mẹ sau khi ly hôn vẫn phải có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

Do đó, sau khi ly hôn, nếu cha mẹ có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó và giao quyền nuôi con cho một trong hai người theo thỏa thuận của vợ, chồng.

Tuy nhiên, nếu cha, mẹ không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ giao con cho người đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con. Tuy nhiên, sẽ xem xét đến các yếu tố sau:

- Con từ đủ 07 tuổi: Xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi: Giao cho mẹ nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận thì quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do cha nuôi.

Theo đó, người được giao trực tiếp nuôi con phải đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con. Người không được giao nuôi con có quyền thăm con mà không ai được cản trở nhưng cũng không được lạm dụng việc đó để cản trở/gây ảnh hưởng xấu đến con.

Đồng thời, người không được giao nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do cha, mẹ thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án có thể sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của con của quyết định.

Như vậy: Khi cha, mẹ ly hôn, nếu có thỏa thuận thì Tòa án sẽ giao con theo thỏa thuận đó; nếu không có thỏa thuận thì thông thường con sẽ được giao cho cha hoặc cho mẹ - người đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con.

Riêng con từ đủ 07 tuổi thì hỏi ý kiến con và con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ nuôi nếu người mẹ đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.

>> Tổng đài tư vấn miễn phí về ly hôn của LuatVietnam 1900.6192

cha me deu khong co quyen nuoi con sau ly hon


Trường hợp nào cha mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn?

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao con cho một trong hai bên cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc không theo thỏa thuận thì căn cứ vào quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con.

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo quy định, nếu cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì người nuôi con sẽ là người giám hộ. Đây cũng là quy định được nêu tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự, người được giám hộ là người:

Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

Như vậy, các trường hợp con sẽ không ở với cha hoặc không ở với mẹ gồm:

- Cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con.

- Cha, mẹ không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

Người giám hộ phải có đủ các điều kiện nêu tại Điều 49 Bộ luật Dân sự sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tư cách đạo đức tốt, có đầy đủ các điều kiện để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ không sống cùng cha, mẹ sau khi ly hôn.

- Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phải người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản người khác như Cố ý gây thương tích, Trộm cắp tài sản…

- Không phải người bị Tòa án hạn chế quyền với con chưa thành niên.

Có thể thấy, theo quy định của pháp luật, sẽ có 03 trường hợp nêu trên, con không ở với cha hoặc mẹ sau khi cha, mẹ ly hôn mà sẽ được người giám hộ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục…

Trên đây là quy định về các trường hợp cha mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Theo dõi chúng tôi trên:

>> Cần biết gì về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Đã kết hôn có được đứng tên một mình trên Sổ đỏ?

Đã kết hôn có được đứng tên một mình trên Sổ đỏ?

Đã kết hôn có được đứng tên một mình trên Sổ đỏ?

Tài sản chung vợ chồng trong đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là một trong những vấn đề khá phức tạp, gây nhiều tranh cãi giữa vợ và chồng. Bài viết này sẽ phần nào giải đáp các vấn đề xung quanh việc cấp Sổ đỏ đứng tên một người trong thời kỳ hôn nhân.