Ly hôn ai được quyền nuôi con: "Lợi thế" có luôn thuộc về người mẹ?

Ngoài việc giành tài sản thì quyền nuôi con cũng là một trong những “cuộc chiến” vô cùng khốc liệt khi cha, mẹ ly hôn. Vậy khi ly hôn ai được quyền nuôi con?

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi qua tổng đài 1900.6192 - tổng đài tư vấn ly hôn của LuatVietnam về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn. Bạn cũng có thể gọi ngay cho các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam nếu gặp vấn đề tương tự.

1. Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Câu hỏi: Tôi và vợ sắp ly hôn, hai vợ chồng chỉ có với nhau một đứa con. Hiện cháu đã 06 tuổi rồi. Vậy tôi là bố cháu bé, muốn được nuôi con có được không?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo quy định này, khi ly hôn, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận việc nuôi con. Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của hai vợ, chồng. Do đó, khi bạn là bố cháu bé, con bạn đã 07 tuổi thì nếu muốn nuôi cháu, trước hết hai bạn có thể thỏa thuận bạn là người nuôi con.

Nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì theo quy định nêu trên, Tòa án sẽ căn cứ và quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét và quyết định con sẽ ở với ai.

Lưu ý: Do câu hỏi của bạn không nêu rõ, con bạn đã đủ 07 tuổi hay chưa. Tuy nhiên, nếu con bạn đã đủ 07 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Nếu con muốn ở với bạn thì đây cũng có thể là một lý do để Tòa án quyết định con nuôi con.

Như vậy, với câu hỏi của bạn, nếu bạn muốn nuôi khi con bạn 07 tuổi thì:

- Bạn có thể thỏa thuận với vợ để bạn được nuôi con.

- Con bạn có nguyện vọng được ở với bạn (đây sẽ là một trong những yếu tố để Tòa án quyết định con sẽ do bạn nuôi nếu hai bên không thể thỏa thuận được).

- So với vợ bạn, bạn đáp ứng được mọi mặt để đảm bảo quyền lợi của con bạn. Đây là một trong các "lợi thế" để Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn ai được quyền nuôi con.

2. Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Câu hỏi: Tôi với chồng mới kết hôn và sinh con. Con bé nhà tôi mới được một tuổi nhưng hai vợ chồng không thể sống chung với nhau được nữa. Nay tôi muốn ly hôn thì tôi có được nuôi con không?

Trả lời:

Về việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Với câu hỏi của bạn, do con bạn mới được 01 tuổi nên theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên, con bạn sẽ được giao trực tiếp cho bạn - là mẹ cháu bé nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, cũng theo quy định này, có thể thấy, không phải mọi trường hợp người mẹ sẽ được nuôi con. Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ ra hai trường hợp người mẹ không được nuôi con gồm:

- Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, có thể thấy, con dưới 36 tuổi sẽ được Tòa án phân trực tiếp cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện để nuôi con. Nếu không có hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác thì trẻ dưới 36 tháng tuổi vẫn có thể được cha nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Có thể thấy, vấn đề giành quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng hoặc trên 36 tháng lại có những quy định khác nhau. Nếu muốn được hỗ trợ cụ thể về trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn hoặc trình bày trường hợp cụ thể của vợ chồng bạn, độc giả có thể nhấc máy và gọi ngay cho tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

ly hon ai duoc quyen nuoi con

3. Khi nào bị tước quyền nuôi con?

Câu hỏi: Hai vợ, chồng tôi thuận tình ly hôn nhưng đến phần giành quyền nuôi con, luật sư của vợ tôi có nói rằng quyền nuôi con nên để cho vợ tôi vì nếu không thì tôi cũng sẽ bị tước quyền nuôi con. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp nào thì bị tước quyền nuôi con?

Trả lời:

Việc hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình, gồm:

- Người bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con;

- Người có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Người phá tán tài sản của con.

- Người có lối sống đồi trụy.

- Người xúi giục, ép buộc con là điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Với câu hỏi của bạn, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Do bạn không nêu cụ thể trường hợp của bạn nên căn cứ vào quy định nêu trên, bạn xem xét để quyết định.

4. Làm sao để giành quyền nuôi 2 con?

Câu hỏi: Tôi với chồng lấy nhau được 10 năm và có với nhau 02 người con. Một cháu được 09 tuổi và một cháu mới được 02 tuổi. Nay chồng tôi ngoại tình, chờ ly hôn với tôi sẽ cưới vợ khác nên tôi không muốn để hai con của mình phải sống với chồng cũ. Vậy tôi giành quyền nuôi cả hai con được không? Làm sao để giành được ạ? Chồng tôi đang có ý định sẽ nuôi cháu 09 tuổi còn để tôi nuôi cháu 02 tuổi. Tôi cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận của hai người. Còn nếu vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố nhưng phải bảo vệ quyền, lợi ích cao nhất cho người con.

Thông thường, khi vợ, chồng có hai con thì Tòa án sẽ xem xét mỗi người nuôi một con. Tuy nhiên, nếu khi ly hôn, một trong hai bên thuộc các trường hợp sau đây thì có thể bên còn lại sẽ được quyền nuôi cả hai con:

- Vợ/chồng thuộc trường hợp bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Nếu thuộc trường hợp này, vợ/chồng sẽ không được Tòa án giao cho quyền nuôi con cũng như chăm sóc, giáo dục con.

- Nếu có bằng chứng cho việc người còn lại không đủ điều kiện về vật chất, thu nhập cũng như tinh thần như ngoại tình, không chăm lo cho con, không tạo được môi trường tốt nhất để nuôi dạy, chăm sóc con…

Do đó, nếu bạn muốn giành quyền nuôi cả hai con thì trước hết phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh bản thân là người có đủ điều kiện để nuôi dạy cả hai con. Vì vợ chồng bạn có một cháu bé đã 09 tuổi nên bạn cũng cần phải được con bạn muốn ở cùng.

Bên cạnh đó, có thể cung cấp các bằng chứng chứng minh chồng bạn không đủ điều kiện để tạo nên môi trường tốt nhất cho con bạn.

Trên đây là một số giải đáp liên quan đến việc khi ly hôn ai được quyền nuôi con? Trên thực tế, việc giành quyền nuôi con khi ly hôn là một "cuộc chiến" còn căng thẳng hơn cả việc phân chia tài sản. Nếu đang khó khăn trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam qua số 1900.6192 để được hỗ trợ cụ thể.

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ quy định cần biết

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tư vấn ly hôn miễn phí toàn quốc từ các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm

Tư vấn ly hôn miễn phí toàn quốc từ các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm

Tư vấn ly hôn miễn phí toàn quốc từ các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân, nhưng trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân không đơn giản chấm dứt chỉ bằng một lá đơn. Ly hôn không có kẻ thắng, người thua, nhưng nếu có luật sư tư vấn, bạn chắc chắn sẽ được bảo vệ tốt nhất.