5 điều xe khách tuyến cố định phải ghi nhớ từ 15/7

Từ ngày 15/7/2020, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực. Vì thế, từ ngày này, xe khách tuyến cố định phải tuân thủ những quy định dưới đây:


Phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe

Theo Điều 15 Thông tư 12, đơn vị kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định. Đồng thời, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông…

Các thông tin đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị phải được bàn giao cho Sở Giao thông Vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.

Chỉ được dừng đón, trả khách không quá 3 phút

Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác.

Theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút.

Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe. Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường.

Ngoài ra, điểm dừng đón, trả khách sử dụng bằng Biển chỉ dẫn (Biển số I.434a) áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT.

5 điều xe khách tuyến cố định phải ghi nhớ từ 15/7
5 điều xe khách tuyến cố định phải ghi nhớ từ 15/7 (Ảnh minh họa)

Phải niêm yết giá vé bên trong xe

Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2020 của Bộ Giao thông Vận tải quy định trong xe phải được niêm yết các thông tin sau:

- Giá vé;

- Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe);

- Hành trình chạy xe;

- Dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình;

- Khối lượng hành lý miễn cước;

- Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông Vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.

Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.

Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm.

Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”

Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

Lái xe, phụ xe phải đeo thẻ tên và mặc đồng phục

Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định được quy định tại Điều 27 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.

Theo đó, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.

Khi nhận hàng hóa ký gửi theo xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng.

Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi, nằm đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách; bố trí chỗ ngồi, nằm ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở…

>> Camera trên ô tô phải đảm bảo nhìn rõ kể cả vào ban đêm

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào cho người dân khi tiền điện tăng bất thường?

Giải pháp nào cho người dân khi tiền điện tăng bất thường?

Giải pháp nào cho người dân khi tiền điện tăng bất thường?

Mùa hè nắng nóng, việc tiền điện tăng nhiều so với thời điểm khác trong năm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại có mức tiền điện tăng bất thường, gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần so với thông thường. Khách hàng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?