10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Nhiều trường hợp hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015.

 

1. Những hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng

* Hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024, những hợp đồng sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc tài sản khác), trừ hợp đồng chuyển nhượng mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Xem thêmCông chứng hợp đồng nhà đất: Hồ sơ, thủ tục, phí thực hiện

* Hợp đồng về nhà ở

Theo khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở năm 2024, những hợp đồng về nhà ở sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:

- Hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng thuê mua nhà ở

- Hợp đồng tặng cho nhà ở.

- Hợp đồng đổi nhà ở.

- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.

- Hợp đồng thế chấp nhà ở.

Lưu ý:  Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, những hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là hợp đồng về nhà đất) trên đây phải công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ bị vô hiệu.

hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng
Hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng (Ảnh minh họa)

2. Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng

* Nơi công chứng hợp đồng nhà đất

Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”

Như vậy, khi công chứng hợp đồng về nhà đất thì người có yêu cầu công chứng mang hồ sơ tới văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà, đất.

* Nơi chứng thực hợp đồng nhà đất

Căn cứ điểm d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khi chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất và chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thì mang hồ sơ tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để chứng thực.

Kết luận: Trên đây là 10 hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy pháp luật cho phép người dân được lựa chọn công chứng hoặc chứng thực nhưng cần xem xét ưu, nhược điểm của từng loại hình để có lựa chọn phù hợp.

Nếu bạn đọc có vướng mắc về nội dung trên hãy gọi tới tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.