Giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào?

Nếu bạn chưa biết giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào, hãy theo dõi bài viết để nắm được quy định của pháp luật về vấn đề này.
Hiện nay, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường đang được pháp luật quản lý chặt chẽ.

Cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Tùy thuộc vào hình thức đăng ký kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ theo quy định về thuế thu nhập cá nhân (đối với mô hình hộ kinh doanh) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với mô hình doanh nghiệp).

Trường hợp giáo viên không tổ chức kinh doanh dạy thêm nhưng tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì thu nhập từ hoạt động này cũng được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

1. Thuế đối với giáo viên dạy thêm theo hợp đồng

Giáo viên không trực tiếp mở hộ kinh doanh, doanh nghiệp để tổ chức dạy thêm mà tham gia hoạt động dạy thêm thông qua tổ chức khác để nhận tiền công, tiền lương thì đóng thuế thu nhập cá nhân theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

- Thuế suất:

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần.

BậcThu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất
1Đến 055 %
2Trên 05 đến 1010 %
3Trên 10 đến 1815 %
4Trên 18 đến 3220 %
5Trên 32 đến 5225 %
6Trên 52 đến 8030 %
7Trên 8035 %

Xem chi tiết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2025 từ tiền lương, tiền công

Giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào?
Giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Thuế đối với hộ kinh doanh kinh doanh dạy thêm

Hiện nay, Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về nguyên tắc tính thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh như sau:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Ngoài ra, theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 213/2013/TT-BTC thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Như vậy, hộ kinh doanh tổ chức dạy thêm phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Từ 01/01/2026, ngưỡng doanh thu nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tang của cá nhân, hộ kinh doanh tăng lên 200 triệu đồng theo quy định tại Điều 5, Điều 17, khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.

Nếu có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm, vui lòng gọi 0936 38 52 36. Chi phí tư vấn: 300.000 đồng.

3. Thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh dạy thêm

Căn cứ Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế được tính như sau:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.

Thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% theo Điều 15 Nghị định 218.

Xem chi tiết: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cách tính và mức nộp 

Trên đây là thông tin về giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào?

Mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam để cập nhật các quy định mới nhất về Giáo dục và Đào tạo.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Những vấn đề liên quan đến xác thực mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội và việc có bị khóa tài khoản nếu không xác thực?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Những vấn đề liên quan đến xác thực mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội và việc có bị khóa tài khoản nếu không xác thực?