List 10+ công việc kế toán phải làm trong tháng 01/2024

Tháng 01 hằng năm luôn là thời điểm mà các kế toán, nhân sự có nhiều đầu việc phải hoàn thành đúng thời hạn. Cụ thể, dưới đây là những công việc phải làm trong tháng 01/2024.

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 12/2023

Trước ngày 03/01/2024, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại doanh nghiệp trong tháng 12/2023 (nếu có) theo Mẫu số 29 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở (theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).

Lưu ý:

- Nếu doanh nghiệp giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

- Nếu doanh nghiệp không thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị có thể bị xử phạt từ 04 - 08 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

>>> Toàn bộ các công việc kế toán, nhân sự phải làm trong năm 2024 đã được cập nhật trong Ebook Lịch Pháp lý 2024.

List công việc kế toán phải làm trong tháng 01/2024
List công việc kế toán phải làm trong tháng 01/2024 (Ảnh minh họa)
 

2. Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài năm 2023 (nếu có)

Trước ngày 05/01/2024, doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài phải báo cáo hằng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài năm 2023 theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Thời gian chốt số liệu báo cáo năm 2023 tính từ ngày 15/12/2022 -14/12/2023.

Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho 01 doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người này bắt đầu làm việc, doanh nghiệp phải báo cáo online về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI Phụ lục I Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Nếu doanh nghiệp không báo cáo/báo cáo không đúng nội dung, thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thể bị xử phạt từ 02 - 06 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

3. Báo cáo tình hình tham gia BHTN năm 2023

Trước ngày 15/01/2024, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm 2023 (Mẫu số 33 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở.

Căn cứ pháp lý:

- Khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

- Khoản 33 Điều 19 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 trước 15/01/2024
Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 trước 15/01/2024 (Ảnh minh họa)

4. Công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại doanh nghiệp năm 2023

Theo Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH, trước ngày 15/01/2024, doanh nghiệp có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại doanh nghiệp với các nội dung:

- Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;

- Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;

- Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;

- Thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại tài sản;

- Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê nêu trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và việc thực hiện kế hoạch).

Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp không thông tin tình hình về tai nạn lao động tại nơi làm việc cho người lao động có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 5 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2023 (đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)

Theo Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT được đính chính tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022, trước ngày 15/01/2024, chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 - hết 31/12) tới:

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường - đối với đối tượng phải có giấy phép môi trường (theo Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT);

- Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường - đối với đối tượng phải đăng ký môi trường (theo Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT);

- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp).

Hình thức báo cáo:

- Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này có thể gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua Fax.

- Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định/được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị.

Báo cáo theo hình thức này có thể gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương hoặc qua Email.

Trường hợp doanh nghiệp không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

6. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2023 (đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp)

Trước ngày 20/01/2024, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm theo Mẫu số 06 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31 tháng 12).

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi báo cáo tới:

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường;

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gửi báo cáo tới:

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hình thức báo cáo:

- Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này có thể gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua Fax.

- Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định/được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị.

Có thể gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương hoặc qua Email.

Trường hợp doanh nghiệp không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT được đính chính tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022.

- Điểm m khoản 4 Điều 51 và điểm l khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

7. Nộp Tờ khai và thuế GTGT tháng 12/2023, Quý IV/2023

Theo khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019, thời hạn nộp tờ khai và thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:

- Tờ khai và thuế GTGT tháng 12/2023 (đối với doanh nghiệp khai theo tháng): Chậm nhất là ngày 20/01/2024, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế và tiền thuế GTGT cho tháng 12/2023.

- Tờ khai và thuế GTGT Quý IV/2023 (đối với doanh nghiệp khai theo quý): Chậm nhất là ngày 31/01/2024, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế và tiền thuế GTGT cho quý IV/2023.

8. Nộp Tờ khai và thuế TNCN tháng 12/2023, Quý IV/2023

Trong tháng 01/2023, doanh nghiệp trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay cho người lao động như sau:

- Trường hợp kê khai thuế TNCN theo tháng: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền thuế TNCN tháng 12/2023 là ngày 20/01/2024.

- Trường hợp kê khai thuế TNCN theo quý: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền thuế TNCN quý IV/2022 là vào ngày 31/01/2024.

9. Khai và nộp lệ phí môn bài năm 2024

Tổ chức thành lập mới, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới, được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Người nộp thuế thành lập từ các năm trước, đã nộp tờ khai lệ phí môn bài, nếu không có thay đổi về vốn điều lệ hoặc không mở mới chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì không phải nộp thêm tờ khai lệ phí môn bài cho năm 2024 chỉ cần nộp lệ phí môn bài năm 2024 chậm nhất là ngày 30/01/2024.

10. Nộp thuế TNDN tạm tính Quý IV/2023

Theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP), doanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) quý IV/2023 chậm nhất là ngày 30/01/2024, trừ trường hợp:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).

Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế TNDN cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.

Lưu ý: Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

11. Báo cáo tài chính năm 2023 (đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh)

Doanh nghiệp nhà nước (trừ Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ), doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Theo đó, doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính tới:

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP (4)

Kỳ lập báo cáo

Nơi nhận báo cáo

Cơ quan tài chính (1)

Cơ quan Thuế (2)

Cơ quan Thống kê

DN cấp trên (3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x

x

x

x

x

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm

 

x

x

x

x

12. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2024

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), BHTN, bảo hiểm y tế (BHYT) từ quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc đồng thời, trích từ tiền lương tháng đóng BHXH của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm hiện nay, như sau:

Trách nhiệm đóng

Mức trích đóng

BHXH

(bao gồm 0.5% Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

BHYT

BHTN

Tổng cộng

Doanh nghiệp

17.5%

3%

1%

21.5%

Người lao động

8%

1.5%

1%

10.5%

13. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 01/2024

Doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn tháng 01/2024 theo quy đinh tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:

- Trích nộp kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, tức là cũng sẽ đóng chậm nhất là vào ngày 31/01/2024.

- Mức trích đóng kinh phí công đoàn: 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Trên đây là những công việc kế toán phải làm trong tháng 01/2024, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đầy đủ để tránh bị phạt. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Để được cập nhật kịp thời các văn bản về Thuế, Kế toán, Tài chính, hãy đăng ký ngay Gói Kế toán của LuatVietnam
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.