Có phải làm thủ tục gì để được giảm thuế GTGT xuống 8% không?

Tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng cho người dân và doanh nghiệp. Vậy thủ tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% cần phải thực hiện như thế nào?

 

Phải làm gì để được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%?

Khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP đã quy định về trình tự, thủ tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% như sau:

Thứ nhất, kê khai các mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế

Cơ sở kinh doanh phải kê khai các mặt hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01 được ban hành kèm theo Phụ lục IV Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO

NGHỊ QUYẾT SỐ 101/2023/QH15

(Kèm theo Tờ khai thuế GTGT Kỳ tính thuế: Tháng ... năm ... /Quý ... năm ... /Lần phát sinh ngày ... tháng ... năm ...)

[01] Tên người nộp thuế:.......................................................................

[02] Mã số thuế: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Tên đại lý thuế (nếu có): …..............................................................

[04] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Giá trị hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT/ Doanh thu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế

Thuế suất/

Tỷ lệ tính thuế GTGT theo quy định

Thuế suất/

Tỷ lệ tính

thuế GTGT sau giảm

Thuế GTGT

được giảm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4)x80%

(6)=(3)x[(4)-(5)]

1.

         
 

       
 

Tổng cộng

       
           

Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai.



NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ......

Chứng chỉ hành nghề số:......

…ngày....tháng....năm.....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) hoặc ký điện tử)

 

Lưu ý: Mẫu này được kê khai và nộp cùng Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Thứ hai, xuất hóa đơn theo mức thuế suất được giảm

Hiện có hai loại hình kê khai thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ và phương phái tỷ lệ % trên doanh thu. Theo đó, với mỗi hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh lại thực hiện việc xuất hoá đơn giảm thuế giá trị gia tăng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Phương pháp khấu trừ: Tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh ghi các nội dung: “8%”, tổng số tiền người mua phải thanh toán và số tiền thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, bên bán sẽ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, bên mua kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã được giảm ghi trên hoá đơn này.

Lưu ý: Nếu bán hàng hoá, dịch vụ áp dụng nhiều mức thuế khác nhau (5%, 8%, 10%...) thì có thể xuất trong cùng một hoá đơn nhưng phải ghi rõ thuế suất của từng loại hàng hoá, dịch vụ riêng.

- Phương phái tỷ lệ % trên doanh thu: Khi lập hoá đơn bán hành, cơ sở kinh doanh cần ghi như sau:

  • Tại cột “thành tiền”, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm.
  • Tại dòng “cộng tiền hàng hoá, dịch vụ”, cơ sở kinh doanh ghi theo số tiền đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.
  • Ghi chú “đã giảm… (ghi rõ số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng”.
Thủ tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% thực hiện như thế nào?
Thủ tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% thực hiện như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Hàng hóa, dịch vụ nào được giảm thuế giá trị gia tăng?

Để làm thủ tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% thì cơ sở kinh doanh cần phải xác định hàng hoá, dịch vụ nào thuộc danh mục được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Theo đó, Điều 1 Nghị định này quy định, việc giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng với các nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%, trừ các nhóm dưới đây:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó, để xác định chính xác mặt hàng hoá, dịch vụ có thuộc trường hợp được giảm thuế giá trị gia tăng không, cơ sở kinh doanh cần căn cứ vào mã ngành kinh doanh, doanh mục mã số HS để tra cứu và đối chiếu với phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44.

Lưu ý rằng, phụ lục I, II, III là danh mục các loại hàng hoá, dịch vụ không áp dụng việc giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%.

Xem chi tiết cách xác định hàng hoá được giảm thuế giá trị gia tăng

Trên đây là giải đáp thắc mắc: Thủ tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% thực hiện thế nào? Nếu cần hỗ trợ thêm, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp chi tiết.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Thuế: https://zalo.me/g/zdfrqo386
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục