Dự thảo hướng dẫn giảm thuế GTGT xuống 8%

Ngay sau khi ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 đề cập đến giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8% thì Bộ Tài chính đã lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế.

Theo đó, thời gian qua, vì ảnh hưởng của Covid-19, Quốc hội đã ban hành chính sách giảm thuế GTGT tại Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 và hướng dẫn tại Nghị định 92/2021/NĐ-CP. Kế thừa những nội dung đã được hướng dẫn trước đó, tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất hai phụ lục:

- Danh mục hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế GTGT: Danh mục này được xác định theo hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm Quyết định 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018. Riêng hàng hoá tại xuất nhập khẩu Việt Nam thì được phân loại theo mã hs quy định tại Thông tư 65/2017/TT-BTC.

Có thể kể đến: Sản phẩm khai khoáng (Dầu thô khai thác, quặng kim loại, quặng sát, đá cẩm thạch (đá hoa), sỏi, đá cuội...); sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo (than cốc, nhiên liệu dầu và xăng, khí công nghiệp...); pháo hoa, mỹ phẩm, phân bón...

- Danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế GTGT: Danh mục này căn cứ vào hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có thể kể đến:

- Hàng hoá: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, tàu bay, du thuyền, bài lá, vàng mã, hàng mã...

- Dịch vụ: Vũ trường, mát - xa, karaoke, casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược, gôn (bán thẻ hội viên, vé chơi gôn), xổ sổ...

Đặc biệt, các sản phẩm, dịch vụ áp dụng mức giảm thuế GTGT này không phân biệt phương pháp tính thuế khấu trừ hay phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu của cơ sở kinh doanh.

huong dan giam thue gtgt xuong 8%


Về việc lập hoá đơn, dự thảo cũng hướng dẫn như sau:

- Với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:

+ Xác định 2% giảm trừ thuế GTGT thực hiện trực tiếp trên hoá đơn GTGT khi cơ sở kinh doanh cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể, trên hoá đơn, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi "mức thuế suất theo quy định 8%".

+ Cơ sở kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra và cơ sở kinh doanh mua hàng hoá dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hoá đơn GTGT.

- Với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:

+ Cơ sở này giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT tại dòng "cộng tiền hàng hoá, dịch vụ" và ghi chú trên hoá đơn bán hàng còn cột "thành tiền" thì ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm.

+ Hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán: Mức thuế GTGT được xác định đảm bảo giảm 20% tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi cơ quan thuế lập Bộ thuế khoán.

+ Tổ chức khai thay, nộp thay: Xác định mức thuế GTGT trên tờ khai thuế (đảm bảo giảm 20% tỷ lệ % để tính thuế GTGT), lập Bảng xác định số thuế GTGT được giảm để nộp kèm hồ sơ khai thuế.

- Với cơ sở kinh doanh có kinh doanh nhiều hàng hoá, dịch vụ: Lập hoá đơn riêng cho hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT.

- Nếu đã lập hoá đơn và kê khai theo mức thuế suất/mức tỷ lệ % chưa được giảm thuế GTGT: Bên mua và bên bán lập biên bản/thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót; người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho bên mua.

- Cơ sở kinh doanh đã phát hành hoá đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết, vẫn muốn dùng tiếp: Đóng dấu theo giá đã giảm 2% mức thuế GTGT/20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để dùng tiếp.

Nghị định này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

Trên đây là đề xuất về hướng dẫn giảm thuế GTGT xuống 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Nghị quyết 43/2022/QH15: 4 chính sách hỗ trợ người dân 2022

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.