- 1. Bán hàng online không rõ nguồn gốc là gì?
- 2. Bán hàng online không rõ nguồn gốc bị phạt thế nào?
- 2.1 Bị xử phạt vi phạm hành chính
- 2.2 Chịu trách nhiệm hình sự
- 3. Xác định xuất xứ hàng hóa trong thông quan
- 3.1 Trường hợp được công nhận xuất xứ hàng hóa?
- 3.2 Hồ sơ xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu
- 3.3 Cách khai tờ khai hải quan khi làm thủ tục xác định xuất xứ hàng hóa
1. Bán hàng online không rõ nguồn gốc là gì?
Hiện nay, trên mạng có rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức cố tình bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc và sản phẩm chưa được qua kiểm duyệt.
Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là:
"Hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa; và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.”
Việc bán hàng online không rõ nguồn gốc có thể mang lại rủi ro cho người mua về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người tiêu dùng.
2. Bán hàng online không rõ nguồn gốc bị phạt thế nào?
2.1 Bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc, không chứng minh được nguồn gốc, chứng từ của hàng hóa thì sẽ bị phạt từ 300.000 đồng - 50 triệu đồng đối với cá nhân và 600.000 đồng - 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Cụ thể:
STT | Giá trị hàng hóa | Mức phạt |
1 | Dưới 1 triệu đồng | 300 - 500 nghìn đồng |
2 | Từ 01 - dưới 03 triệu đồng | 500.000 đồng - 01 triệu đồng |
3 | Từ 03 - dưới 05 triệu đồng | 01 - 03 triệu đồng |
4 | Từ 05 - dưới 10 triệu đồng | 03 - 05 triệu đồng |
5 | Từ 10 - dưới 20 triệu đồng | 05 - 07 triệu đồng |
6 | Từ 20 - dưới 30 triệu đồng | 07 - 10 triệu đồng |
7 | Từ 30 - dưới 40 triệu đồng | 10 - 15 triệu đồng |
8 | Từ 40 - dưới 50 triệu đồng | 15 - 20 triệu đồng |
9 | Từ 50 - dưới 70 triệu đồng | 20 - 30 triệu đồng |
10 | Từ 70 - dưới 100 triệu đồng | 30 - 40 triệu đồng |
11 | Trên 100 triệu đồng | 40 - 50 triệu đồng |
Phạt gấp đôi mức phạt từ mục 01 - 11 khi sản phẩm là:
|
2.2 Chịu trách nhiệm hình sự
Trường hợp hàng hóa không rõ nguồn gốc bị phát hiện là được vận chuyển lậu qua đường biên giới thì người bán sẽ bị phạt hành chính từ 100 triệu - 1 tỷ đồng hoặc phạt tù lên đến 20 năm vì tội sản xuất, buôn bán hàng giả và buôn lậu theo quy định tại các điều từ 192 - 195 và Điều 188 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
Theo đó, mức phạt sẽ căn cứ tùy vào thể loại hàng và giá trị của hàng hóa theo quy định của pháp luật. Ngoài ra hàng hóa và phương tiện, máy móc, dụng cụ tạo ra hàng hóa cũng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu toàn bộ.
Lưu ý: Mức phạt đối với tổ chức thì sẽ cao gấp đôi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Tiêu hủy tang vật.
- Buộc nộp lại số lợi thu được từ hàng hóa vi phạm.
Nếu vi phạm nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cưỡng chế thi hành.
3. Xác định xuất xứ hàng hóa trong thông quan
3.1 Trường hợp được công nhận xuất xứ hàng hóa?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, các nước/nhóm nước/vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hóa khi thuộc một trong hai trường hợp:
Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa.
Là nơi thực hiện công đoạn cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều ước/nhóm nước/vùng lãnh thổ tham gia sản xuất.
3.2 Hồ sơ xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu
Theo Thông tư số 33/2023/TT-BTC, hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân bao gồm:
Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (01 bản chính)
Bảng kê khai chi phí sản xuất và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu (01 bản chụp)
Quy trình sản xuất sản phẩm/giấy chứng nhận phân tích thành phần nếu có (01 bản chụp)
Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa (01 bản chụp)
Thời hạn: 10 ngày.
3.3 Cách khai tờ khai hải quan khi làm thủ tục xác định xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BTC, khi làm thủ tục khai xuất xứ hàng hóa, người khai sẽ khai tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan điện tử như sau:
- Đối với hàng xuất xứ Việt Nam: Khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&VN”;
- Đối với hàng xuất xứ nước khác: Khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”;
- Đối với hàng được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu mà không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc xuất xứ từ nhiều nước khác sau: Khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&KXĐ”.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và xác định xuất xứ hàng hóa trên cơ sở kiểm tra nội dung khai, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (nếu có)
Việc kiểm tra xuất xứ dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và phụ thuộc vào kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
Trường hợp 1: Kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai trên tờ khai hải quan thì hàng hóa sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Trường hợp 2: Nếu xác định xuất xứ hàng thiếu hoặc không đúng với nội dung khai thì sẽ xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan buộc bổ sung thông tin theo quy định.
Trường hợp 3: Nếu nghi ngờ cơ sở xuất xứ hàng hóa hoặc có thông tin về việc gian lận xuất xứ và chuyển hàng bất hợp pháp, Chi cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc bán hàng online không rõ nguồn gốc bị phạt thế nào?