Hoa quả Trung quốc gắn mác hàng Việt: Người bán bị phạt thế nào?

Do tâm lý chuộng hàng Việt của người Việt Nam, nhiều loại hoa quả nhập từ Trung Quốc về nhưng được các tiểu thương gắn mác hàng Việt để lừa dối người tiêu dùng.

Bị xử phạt hành chính đến 200 triệu đồng

Một trong những loại hàng hóa bị xếp vào nhóm hàng giả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP là:

Hàng hoá có nhãn hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa…

Như vậy, hoa quả Trung Quốc nhưng ghi nhãn hàng hóa là hàng Việt Nam cũng coi là hàng giả về nguồn gốc xuất xứ và người kinh doanh loại hàng này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98.

Theo đó, đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa  quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98, mức phạt tiền dựa vào giá trị hàng giả tương đương hàng thật hoặc số lợi bất hợp pháp thu được như sau:

STT

Giá trị hàng giả tương đương hàng thật

Thu lợi bất hợp pháp

Mức phạt

1

Dưới 03 triệu đồng

Dưới 05 triệu đồng

01 - 03 triệu đồng

2

03 - dưới 05 triệu đồng

05 - dưới 10 triệu đồng

03 - 05 triệu đồng

3

05 - dưới 10 triệu đồng

10 - dưới 20 triệu đồng

05 - 10 triệu đồng

4

10 - dưới 20 triệu đồng

20 - dưới 30 triệu đồng

10 - 20 triệu đồng

5

20 - dưới 30 triệu đồng

30 - dưới 50 triệu đồng

20 - 30 triệu đồng

6

> 30 triệu đồng

> 50 triệu đồng mà không bị truy cứu  hình sự

30 - 50 triệu đồng

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nêu trên đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc trường hợp là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm…

Vì hoa quả là thực phẩm nên mức phạt tối đa đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa lên tới 100 triệu đồng.

Ngoài ra, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, tương đương 200 triệu đồng.

hoa qua trung quoc gan mac hang viet

Hoa quả Trung quốc gắn mác hàng Việt: Người bán bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Bị xử lý hình sự

Nếu kinh doanh hoa quả Trung Quốc gắc mác hàng Việt có giá trị lớn hoặc người bán đã từng bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự.

Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng….

Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến tù chung thân nếu gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên hoặc làm chết 02 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên...

Nếu pháp nhân vi phạm có thể bị phạt tiền đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động...

Mặc dù quy định đã rõ ràng nhưng trên thực tế việc xử phạt gặp nhiều khó khăn. Bởi, hoa quả Trung Quốc khi đưa sang Việt Nam chủ yếu là không có nhãn mác và việc lừa dối người tiêu dùng chủ yếu thông qua hình thức quảng cáo bằng lời nói chứ người bán không dán nhãn mác Việt lên hoa quả Trung Quốc. Bởi vậy, việc xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự vẫn còn rất hạn chế.

Nếu có vướng mắc về hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Mức phạt với tội buôn bán hàng giả theo quy định mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?