Bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết bị phạt như thế nào?

Niêm yết mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ, là yêu cầu bắt buộc của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Vậy, bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết bị phạt như thế nào?

1. Giá niêm yết là gì?

Theo khoản 15 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định về niêm yết giá như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

5. Niêm yết giá là hình thức công khai mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, niêm yết giá được hiểu là hình thức công khai về giá mua, giá bán do do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.

Tổ chức, cá nhân có thể thực hiện niêm yết giá bằng các hình thức sau:

  • In

  • Dán

  • Ghi thông tin trên bảng, giấy

  • In trực tiếp trên bao bì của hàng hóa

  • Các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

  • Công khai trên các trang thông tin điện tử

Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện niêm yết giá bằng phương thức khác nhau nào nhưng phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ

  • Giá niêm yết bằng Đồng Việt Nam (trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối)

  • Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.

  • Công khai thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết bị phạt như thế nào?

Nghị định 87/2024/NĐ-CP đã điều chỉnh nhiều nội dung nhằm tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá. Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP hành vi bán hàng hóa cao hơn giá niêm yếu sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.”

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.”

Bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết sẽ bị xử phạt theo trường hợp sau:
  • Trường hợp hàng hóa do tổ chức, cá nhân tự định giá

- Đối với cá nhân: 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

- Đối với tổ chức: 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá 

- Đối với cá nhân: 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

- Đối với tổ chức: 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

Cùng với đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm buộc phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết và có nghĩa vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày.

Lưu ý: trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.

3. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá ở địa phương như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

​- Phạt tiền đến 150 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm trong quản lý giá.

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt tiền tối đa không quá 75 triệu đồng.

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền tối đa không quá 05 triệu đồng.

Trên đây là nội dung tham khảo về vấn đề bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết bị phạt như thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?