Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một trong những điều mà nhiều người quan tâm khi kinh doanh trực tuyến là việc nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bán hàng online nộp thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu
Bán hàng online nộp thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, các cá nhân hoặc hộ kinh doanh khi bán hàng online với doanh thu trên 100 triệu đồng sẽ có trách nhiệm phải đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định.

Theo đó, mức thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề dựa trên tổng doanh thu.

Cụ thể, hoạt động bán hàng online thuộc phạm vi phân phối và cung cấp hàng hóa nên tỷ lệ thuế TNCN phải nộp là 0,5% tổng doanh thu một năm theo quy định tại Phụ lục 1 Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân ban hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Ngoài ra, các cá nhân và hộ gia đình khi kinh doanh online cũng sẽ phải nộp 1% thuế GTGT (VAT). Như vậy, khi kinh doanh online, người bán có nghĩa vụ phải nộp 1,5% thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu khi bán hàng có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14, người bán hàng online cần phải thực hiện quyết toán thuế TNCN và thuế GTGT chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ thời điểm kết thúc năm dương lịch.

Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng vào ngày nghỉ thì thời hạn nộp sẽ được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó. Các cá nhân, tổ chức hoặc hộ kinh doanh online có nghĩa vụ phải khai thuế một cách trung thực, chính xác và đẩy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật.

Chậm nộp thuế TNCN khi bán hàng online bị phạt thế nào? 

Bán hàng online nộp thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu-
Chậm nộp thuế TNCN bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

(1) Phạt hành chính 

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt hành chính khi chậm nộp thuế được quy định như sau:

- Phạt cảnh cáo: Quá thời hạn từ 01 - 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt từ 02 - 05 triệu đồng: Quá thời hạn từ 01 - 30 ngày, trừ khi thuộc trường hợp cảnh cáo ở trên.

- Phạt từ 05 - 08 triệu đồng: Quá thời hạn từ 31 - 60 ngày.

- Phạt từ 08 - 15 triệu đồng:

  • Quá hạn từ 61 - 90 ngày.

  • Quá hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

- Phạt từ 15 - 25 triệu đồng: Quá hạn hơn 90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp nhưng đã nộp đủ trước thời điểm cơ quan thuế quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc bị lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

(2) Cưỡng chế cấm xuất cảnh

Nợ thuế là trường hợp phổ biến dẫn đến bị tạm hoãn xuất cảnh hiện nay.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019 số 49/2019/QH14, các cá nhân, đại diện doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng lại nộp chậm hoặc cố tình trốn thuế và thuộc diện đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị cấm, tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ việc xuất cảnh.

Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam xuất cảnh để sang định cư ở nước ngoài mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế thì cũng sẽ bị cấm xuất cảnh.

Như vậy có thể thấy, nếu người bán hàng online cố tình trốn hoặc chậm nộp thuế thì sẽ bị đưa vào danh sách bị cấm xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.

Mới đây, tại cuộc họp liên quan tới các đề xuất về việc chống thất thu thuế từ thương mại điện tử vào tháng 2/2024 vừa qua, Tổng cục thuế đã đưa ra đề xuất sẽ rà soát để đưa nhiều cá nhân, tổ chức vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp nhằm điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.

Theo đó, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm hoãn việc xuất cảnh đối với những người bán hàng online nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bán hàng online nộp thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Nghị định 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau đây là những điểm nổi bật trong quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.