Hàng giả là gì? Bán hàng hoá giả dịp Tết bị phạt thế nào?

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu mua sắm ngày Tết cũng càng ngày càng nhiều. Kéo theo đó, nhiều đối tượng lợi dụng dịp này để đưa hàng giả vào thị trường. Vậy hành vi này sẽ bị phạt thế nào?


1. Hàng giả là gì?

Dịp cận Tết là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Do đó, dự báo trong dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán này, tình hình buôn lậu, gian lận hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp tại tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.

Tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm: Hàng giả nhãn hiệu và hàng giả chỉ dẫn địa lý, hàng hoá sao chép lậu. Trong đó:

- Hàng giả nhãn hiệu: Là hàng hoá có nhãn hiệu, dấu hiệu trùng/khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

- Hàng hoá sao chép lậu: Là bản sao được sản xuất mà không được chủ thể quyền tác giả/quyền liên quan cho phép.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng giả gồm:

- Hàng có giá trị, công dụng không đúng nguồn gốc tự nhiên; tên gọi không có giá trị sử dụng; công dụng/giá trị sử dụng không đúng với những gì đã công bố hoặc đăng ký.

- Có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu tại quy chuẩn/tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá.

Như vậy, sản phẩm, hàng hoá bị xem là làm nhái, làm giả nếu có một trong các dấu hiệu sau:

- Giả về chất lượng, công dụng của sản phẩm.

- Giả về nhãn hiệu, bao bì hàng hoá, sản phẩm.

- Giả về sở hữu trí tuệ.

- Giả về tem, nhãn, bao bì sản phẩm.

muc phat khi ban hang gia dip tet 2022


2. Bán hàng giả dịp Tết bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khi bán hàng giả (bánh kẹo, rượu, thực phẩm...) dịp Tết, tuỳ vào từng loại hàng hoá bị giả mạo và giá trị cũng như mức lợi bất chính mà người bán có thể bị phạt tiền như sau:

STT

Giá trị của hàng giả

Mức phạt buôn bán hàng giả

(đơn vị: triệu đồng)

Giá trị sử dụng, công dụng (Điều 9)

Nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

(Điều 11)

1

- Tương đương hàng thật dưới 03 triệu đồng hoặc

- Thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng

01 - 03

2

- Tương đương hàng thật từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc

- Thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng

03 - 05

3

- Tương đương hàng thật từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc

- Thu lợi bất hợp pháp từ 10 - dưới 20 triệu đồng

05 - 10

4

- Tương đương hàng thật từ 10 - 20 triệu đồng hoặc

- Thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng

10 - 30

10 - 30

5

- Tương đương hàng thật từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc

- Thu lợi bất hợp pháp từ 30 - dưới 50 triệu đồng

30 - 50

20 - 30

6

- Tương đương hàng thật từ 30 triệu đồng trở lên hoặc

- Thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

50 - 70

30 - 50

Đặc biệt, nếu nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm giả sẽ bị phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

Như vậy, nếu buôn bán thực phẩm giả dịp Tết, người bán là cá nhân có thể bị phạt đến 140 triệu đồng; nếu là tổ chức thì mức phạt này có thể lên đến 280 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).


3. Trường hợp nào buôn bán hàng giả sẽ phải đi tù?

Không chỉ bị xử phạt hành chính, nếu hành vi buôn bán hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tù theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017. Cụ thể:

STT

Hành vi

Mức phạt tù

1

Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

02 - 05 năm

2

- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Buôn bán qua biên giới;

- Hàng giả có số lương tương đương hàng thật trị giá từ 150 - dưới 500 triệu đồng

- Thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại từ 100 - dưới 500 triệu đồng
- Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương từ 31-60%

05 - 10 năm

3

- Hàng giả có số lương tương đương hàng thật trị giá 500 triệu đồng trở lên

- Thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng
- Làm chết người

- Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên/người hoặc từ 61 - 121%/hai người trở lên

10 - 15 năm

4

- Thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên

- Làm chết 02 người trở lên

- Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ với tổng tỷ lệ tổn thương 122% trở lên/02 người trở lên

15 - 20 năm hoặc

chung thân

Trên đây là quy định về mức phạt khi bán hàng giả dịp Tết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Vay tiền tiêu Tết, cẩn thận sập bẫy tín dụng đen!

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?