Bắt cóc trẻ em phải chịu hình phạt gì?

(LuatVietnam.vn) Khung hình phạt cao nhất cho tội phạm bắt cóc trẻ em là tù chung thân.

Những năm gần đây, tình trạng bắt cóc trẻ em diễn ra khá phổ biến tại một số địa phương. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất. Theo đó, để bắt cóc được đứa trẻ, các đối tượng đã không từ một thủ đoạn nào. Hoạt động của chúng cũng ngày càng tinh vi và có phần liều lĩnh, manh động hơn. Trước thực trạng này, những gia đình có trẻ nhỏ nói riêng và xã hội nói chung đang có nhiều lo lắng.

Mới đây, thông tin về việc một bé trai 6 tuổi ở Quảng Bình bỗng nhiên mất tích bí ẩn, nghi là bị bắt cóc một lần nữa lại làm dậy sóng cộng đồng mạng. Theo thông tin từ gia đình, cháu bé bị mất tích từ ngày 03/07 khi đang chơi trong khu vực sân nhà mình và hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.

Bé trai 6 tuổi liệu có bị bắt cóc hay không? Các đối tượng bắt cóc vì mục đích gì?... hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra. Tuy nhiên, sự việc này lại một lần nữa đánh lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ em bị bắt cóc. 

(Ảnh minh họa)

Bắt cóc trẻ em là một loại tội phạm nguy hiểm. Các đối tượng bắt cóc thường nhằm mục đích: Tống tiền; Trả thù cá nhân hoặc Mua bán trẻ em. Dù là thực hiện với mục đích gì thì đây cũng là hành vi cực nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe của nạn nhân bị bắt cóc, mà còn ảnh hưởng đến cả những người thân thích của nạn nhân. Xét theo khía cạnh pháp luật, đối tượng bắt cóc trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản hoặc Tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cụ thể, theo Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em: Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 03-10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10-20 năm hoặc tù chung thân: Có tổ chức, Có tính chất chuyên nghiệp; Vì động cơ đê hèn; Đối với nhiều trẻ em; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Để đưa ra nước ngoài; Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; Để sử dụng vào mục đích mại dâm; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc phạt quản chế từ 01-05 năm.

Trong trường hợp đối tượng bắt cóc trẻ em có ý định tống tiền gia đình nạn nhân thì đối tượng này sẽ bị xử lý theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 1999 Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02-07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 05-12 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Sử dụng vũ khí hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; Đối với nhiều trẻ em; Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11-30%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 - dưới 200 triệu đồng;… Trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì mức phạt dành cho đối tượng phạm tội này cũng cao hơn. Khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 15-20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.

Thực tế hiện nay, phạm vi hoạt động của các đối tượng bắt cóc trẻ em rất rộng, ở bất cứ đâu, với bất cứ gia đình nào và với bất cứ trẻ em nào. Do đó, trước hết mỗi gia đình cần trang bị cho con em mình những kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình. Với những trẻ nhỏ hơn, phụ huynh cần quan tâm, đưa đón và quản lý trẻ, không để trẻ chơi một mình, cân nhắc khi đưa hình ảnh con lên mạng xã hội…

Tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đến Tội bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, bạn đọc có thể tham khảo các văn bản sau:

Bộ luật Hình sự của Quốc hội số 15/1999/QH10

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực

Từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực

Từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực

Rất nhiều nội dung đáng chú ý được thể hiện tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13… Bạn đọc có thể sử dụng Dịch vụ LuatVietnam-SMS để nhận toàn văn văn bản này bằng cách nhắn tin đến 6689 theo cấu trúc: VB 41/2017/QH14 Email nhận

Phòng khám tư nhân phải công khai giá khám, chữa bệnh

Phòng khám tư nhân phải công khai giá khám, chữa bệnh

Phòng khám tư nhân phải công khai giá khám, chữa bệnh

Ngày 04/07/2017, Bộ Y tế đã ra Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tăng cường quản lý hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, nhằm chấn chỉnh hoạt động khám, chữa bệnh tư nhân trên toàn quốc, đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh… 

Đến 2020, phấn đấu không còn tình trạng quá tải bệnh viện

Đến 2020, phấn đấu không còn tình trạng quá tải bệnh viện

Đến 2020, phấn đấu không còn tình trạng quá tải bệnh viện

Đây là nhiệm vụ Quốc hội giao cho ngành y tế tại Nghị quyết số 44/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV… Bạn đọc có thể sử dụng Dịch vụ LuatVietnam-SMS để nhận toàn văn văn bản này bằng cách nhắn tin đến 6689 theo cấu trúc: VB 44/2017/QH14 Email nhận