Án phạt nào dành cho bà nội giết cháu 20 ngày tuổi và thầy bói?

Thầy bói phán cháu bé là nghiệp chướng của gia đình nên bà Xuân đã lên kế hoạch giết cháu nội và phi tang xác. Theo quy định của pháp luật, bà nội và người thầy bói sẽ bị xử lý như thế nào?

Một vụ án mạng gây rúng động dư luận mới đây đã xảy ra tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Nạn nhân là một bé gái mới 20 ngày tuổi. Theo kết quả từ cơ quan điều tra, hung thủ gây ra vụ án mạng là bà nội bé gái - bà Phạm Thị Xuân (SN 1952).

Đối tượng khai nhận do nghe lời thầy bói phán cháu bé là “nghiệp chướng của gia đình”, tối 25/11, đối tượng sát hại cháu nội rồi giấu dưới gậm giường, sau đó dựng chuyện cháu bé bị đôi nam nữ bắt cóc để đánh lạc hướng cơ quan điều tra và dư luận. Đến rạng sáng hôm sau, đối tượng mang thi thể bé gái cho vào bao tải và bỏ ra thùng rác cách nhà khoảng 300m. Bao tải đựng cháu bé được xe gom rác chuyển đến bãi tập kết rác ở phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Tại đây, một người phụ nữ chuyên đi nhặt rác đã phát hiện thi thể cháu bé và báo công an.

Vụ việc hiện đang thu hút được sự quan tâm lớn của xã hội. Đối tượng đang bị cơ quan công an tạm giữ để phục vụ điều tra.

Bà giết cháu sẽ bị tử hình? 

Căn cứ vào những tình tiết nêu trên có thể thấy, hành vi giết cháu nội của bà Xuân là hành vi hoàn toàn có chủ ý và có kế hoạch rõ ràng, thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường, đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Cụ thể, khoản 1 Điều 93, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Vì động cơ đê hèn;…

Căn cứ vào quy định nêu trên,  bà Xuân có thể phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là tử hình với tình tiết định khung cơ bản là “Giết trẻ em”. Ngoài ra, hành vi phạm tội của bà Xuân còn có dấu hiệu “phạm tội man rợ”…

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xét xử, cơ quan chức năng sẽ xem xét đến các yếu tố khác để làm căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong trường hợp của bà Xuân, theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999,  có thể được xem xét các tình tiết giảm nhẹ sau: Phạm tội do lạc hậu (do mê tín dị đoan, nghe lời thầy bói); Thành khẩn khai báo…


Khu vực nơi xảy ra vụ việc bà nội giết cháu 20 ngày tuổi (Ảnh: Internet)

Thầy bói là đồng phạm?

Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh  người thầy bói hành nghề mê tín dị đoan có hành vi xúi giục, kích động bà Xuân giết cháu nội thì đối tượng này sẽ bị coi là đồng phạm giết người với vai trò "Người xúi giục kích động, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội"

Trong trường hợp xác định người thầy bói không có hành vi xúi giục bà Xuân giết cháu mà chỉ nói chung chung rằng cháu gái 20 ngày tuổi là nghiệp chướng của gia đình, nhưng bà Xuân vì tin vào lời nói đó nên đã ra tay sát hại cháu bé thì người thầy bói phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín dị đoan theo Bộ luật Hình sự năm 1999.

Cụ thể, Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999 có nêu, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Trong trường hợp phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 03 - 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 03 - 30 triệu đồng.

Những quy định trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc xem thêm:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.