Về quê ăn Tết có phải test PCR trước không?

Để xác định người mắc Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn phải thực hiện xét nghiệm với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh. Vậy khi những ngày Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề nhưng tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, vậy người dân về quê đón Tết có phải test PCR trước khi về không?


Người dân có phải test PCR trước khi về quê ăn Tết không?

Theo quy định của Chính phủ tại Nghị quyết 128/NQ-CP, việc đi lại của người dân từ các địa bàn có dịch thực hiện như sau:

- Khu vực có dịch cấp 1, cấp độ 2: Không hạn chế.

- Khu vực có dịch cấp 3: Không hạn chế nhưng phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm.

- Khu vực có dịch cấp 4: Hạn chế và phải tuân thủ điều kiện tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn có Bộ Y tế. Nếu tỉnh có địa điểm cách ly tập trung an toàn và người dân đồng ý thì có thể cách ly tập trung thay cho cách ly tại nhà.

Theo đó, Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về việc xét nghiệm của người dân tại Quyết định 4800 như sau:

b) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

c) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: Chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Căn cứ quy định này, người dân không phải xét nghiệm khi đi lại mà chỉ xét nghiệm khi đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc vùng phong toả. Nếu đã tiêm đủ liều hoặc đã khỏi Covid-19 thì người dân chỉ bị xét nghiệm khi điều tra dịch tễ hoặc đến từ tỉnh có dịch ở cấp độ 4 (vùng đỏ).

Đặc biệt, khoản 2.1 Điều 2 Công văn 4972/BYT-MT ngày 08/11/2021 khẳng định:

Chỉ đạo chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố);

Như vậy, khi người dân về quê đón Tết sẽ không phải trình kết quả xét nghiệm (dù là bằng phương pháp PCR hay test nhanh) trước khi về quê. Chỉ trường hợp người về từ tỉnh có dịch cấp 4 hoặc vùng phong toả thì mới phải xét nghiệm sau khi trở về địa phương. 

ve que an tet co phai test pcr truoc khong


Các tỉnh quy định thế nào về việc test Covid-19 khi về quê?

Các địa phương hiện nay không cấm người dân về quê đón Tết. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại áp dụng quy định phòng, chống dịch khác nhau. Trong đó có quy định về test Covid-19. Có thể kể đến một số tỉnh như:

Quảng Ngãi: Sáng 10/01, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã họp bàn về việc thay đổi một số biện pháp ứng phó dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về quê đón Tết. Cụ thể, không yêu cầu xét nghiệm PCR hay test nhanh với người về Quảng Ngãi từ các tỉnh khác.

Hải Phòng: Tỉnh này không có bất kỳ quy định nào với người dân về quê ăn Tết ngoài việc tuyên truyền người dân tiêm đủ vắc xin.

Ninh Bình: Tại Văn bản số 02 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, người dân trước khi về nhà phải có kết quả xét nghiệm nhanh hoặc PCR âm tính và khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương.

Vĩnh Phúc: Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại Vĩnh Phúc vừa có Công văn 229 trong đó, vận động người dân tự xét nghiệm Covid-19 có kết quả âm tính bằng test nhanh trước khi trở về để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình, hàng xóm và phải khai báo y tế tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Bắc Giang: Người đến Bắc Giang từ các tỉnh có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải test nhanh âm tính trong 48 giờ hoặc test PCR âm tính trong 72 giờ.

Phú Thọ: Nếu người dân về từ xã, phường có dịch cấp 1, cấp 2 thì tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, khuyến khích tự test nhanh. Nếu người dân về từ tỉnh có dịch cấp 3, 4 thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong 72 giờ.

Hưng Yên: Người từ tỉnh khác về Hưng Yên ăn Tết phải có kết quả âm tính trong 72 giờ hoặc test nhanh ngay khi về đến địa phương.

An Giang: Yêu cầu phải có giấy xét nghiệm với Covid-19. Nếu chưa có trước thì phải test nhanh tại chốt khi đến/về địa phương...

Như vậy: Như vậy, đối chiếu với quy định  tại Quyết định 4800, địa phương yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi về quê hoặc yêu cầu xét nghiệm sau khi về (nếu không phải từ vùng có dịch) là không đúng quy định. 

Trên đây là quy định về việc người dân về quê ăn Tết có phải test PCR trước không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được tư vấn, giải đáp cụ thể về trường hợp của mình.

>> Tết này, người dân về quê có phải cách ly?

Xem thêm: Giới thiệu LuatVietnam -  website tra cứu văn bản và thông tin pháp luật uy tín

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ngày 12/1: Có 16.135 ca Covid-19, Hà Nội vẫn dẫn đầu; Khánh Hoà 'bổ sung' 12.156 F0

Ngày 12/1: Có 16.135 ca Covid-19, Hà Nội vẫn dẫn đầu; Khánh Hoà 'bổ sung' 12.156 F0

Ngày 12/1: Có 16.135 ca Covid-19, Hà Nội vẫn dẫn đầu; Khánh Hoà 'bổ sung' 12.156 F0

Bản tin Covid-19 ngày 12/01 của Bộ Y tế cho biết có 16.135 ca mắc Covid-19 tại 60 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn tiếp tục nhiều nhất với gần 3.000 ca; Trong ngày có gần 40.000 bệnh nhân khỏi; Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký 'bổ sung' 12.156 ca Covid-19.

Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Khi chưa thể thực hiện ngay việc mua bán đất nhưng muốn được “đảm bảo” sẽ mua bán thuận lợi, các bên thường chọn ký hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Tuy nhiên, khi không đủ điều kiện để thực hiện tiếp hợp đồng mua bán đất, người mua phải bồi thường thế nào với hợp đồng đặt cọc đã ký?