Mức hưởng chế độ thai sản 2021: Người lao động cần biết
Liên quan đến chế độ thai sản của người lao động, trong bài viết này, LuatVietnam gửi tới độc giả những thông tin quan trọng về mức hưởng của chế độ này.
Thời gian nghỉ thai sản: Không thay đổi
Về thời gian nghỉ khám thai
Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Với quy định này thì thời gian nghỉ khám thai năm 2021 của lao động nữ không có gì thay đổi so với năm 2020 trước đó.
Lưu ý: Thời gian này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Về thời gian nghỉ khi sẩy thai
Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian tối đa:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Về thời gian nghỉ thực hiện biện pháp tránh thai
Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Điều 37 Luật này có nêu:
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh. Thời gian nghỉ tối đa:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Điều này đồng nghĩa, cả lao động nam và lao động nữ khi thực hiện biện pháp tránh thai đều được nghỉ việc hưởng chế độ này.
Lưu ý: Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Về thời gian nghỉ sinh
Cũng tại Luật này, cụ thể Điều 34, thời gian nghỉ sinh của người lao động được quy định như sau:
Đối với lao động nữ
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Đối với lao động nam
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:
Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau khi nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ tối đa:
- 10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên;
- 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;
- 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Lưu ý: Thời gian nghỉ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng chế độ thai sản cập nhật mới nhất (Ảnh minh họa)
Tiền thai sản: 2 khoản được nhận
Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
Tiền chế độ tính theo tiền lương tháng đóng BHXH
Theo quy định của Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Chị A đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019 với mức 05 triệu đồng/tháng. Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020, mức lương đóng BHXH là 06 triệu đồng/tháng.
Tháng 3/2020, chị nghỉ sinh con.
Như vậy, mức bình quân tiền tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi chị nghỉ việc sinh con là 5,5 triệu đồng/tháng. Đây chính là mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng của chị.
Nếu nghỉ sinh đủ 06 tháng thì tổng số tiền thai sản mà chị nhận được là 5,5 triệu đồng/tháng x 6 = 33 triệu đồng.
Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh
Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Tương tự như tiền trợ cấp 1 lần, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh. Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là 1.600.000 đồng x 30% = 480.000 đồng/ngày.
>> Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng thai sản? (14/01/2021 10:00)
- Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng? (09/12/2020 09:00)
- Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động (04/12/2020 14:00)
- Hướng dẫn cách tính tiền thai sản sinh đôi năm 2021 (19/11/2020 14:00)
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (10/11/2020 19:30)
- Các khoản tiền thai sản được nhận khi sinh mổ (05/11/2020 16:00)
- Chế độ thai sản đối với người nhận con nuôi (02/11/2020 09:00)
- Cách tính, cách nhận tiền dưỡng sức sau sinh (02/11/2020 09:00)
- Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con năm 2021 (30/10/2020 09:00)
- Infographic: Sinh con năm 2021, được nhận những khoản tiền nào? (27/01/2021 11:00)
- Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản? (27/01/2021 10:03)
- Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh? (25/01/2021 10:00)
- 4 chính sách ưu đãi cho hộ nghèo khi đi khám chữa bệnh (22/01/2021 10:05)
- Thẻ BHYT hết hạn khi đang nằm viện, có được chi trả? (21/01/2021 10:00)
- 4 thông tin mới ảnh hưởng trực tiếp đến những ai có lương hưu (20/01/2021 13:57)
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2020 (10/02/2020 14:00)
- 5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương 2020 (10/02/2020 10:30)
- Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục 2020: Thay đổi về điều kiện hưởng (07/02/2020 14:04)
- Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020 (07/02/2020 10:30)
- Đổi sang Căn cước công dân có phải đổi sổ BHXH? (06/02/2020 14:00)