Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, nam/nữ không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.


1. Ngoại tình là gì? Trường hợp nào ngoại tình bị coi là phạm luật?

Trong các văn bản pháp luật không hề đề cập đến khái niệm ngoại tình. Đây chỉ là từ ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày khi muốn nói đến mối quan hệ “ngoài luồng” của vợ, chồng với người thứ ba khi đã đăng ký kết hôn.

Hay có thể hiểu một cách đơn giản, ngoại tình là từ dùng để chỉ một người (có thể là vợ/chồng) khi đã có vợ/chồng (đăng ký kết hôn hợp pháp với người khác, được pháp luật bảo vệ và công nhận mối quan hệ vợ chồng) nhưng lại có tình cảm và nảy sinh quan hệ với người không phải là chồng/vợ của mình.

Hiện nay, trong cuộc sống, tình trạng khi đã có vợ/chồng, không ít người đã nảy sinh tình cảm, có quan hệ yêu đương… với người khác diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ ngoại tình đều bị coi là phạm luật.

Một trong các hành vi bị cấm có liên quan đến ngoại tình được nêu tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Theo đó, chỉ bị coi là chung sống với nhau như vợ chồng khi có các đặc điểm nêu tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC:

- Đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác hoặc chưa có vợ, có chồng mà chung sống vớ người mình biết rõ đang có chồng, có vợ.

- Việc chung sống diễn ra một cách công khai hoặc không công khai nhưng phải cùng sinh hoạt chung như một gia đình.

Trong đó, việc chung sống thường được chứng minh bằng các đặc điểm: Có con chung, được hàng xóm, xã hội coi như vợ chồng; có tài sản chung…  và đã bị gia đình, đoàn thể, cơ quan giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó.

Do vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp ngoại tình đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định mà chỉ có những mối quan hệ có các đặc điểm nêu trên thì mới bị xử lý.

Tuy nhiên, mặc dù có thể hành vi ngoại tình chưa đến mức độ bị coi là phạm luật nhưng khi một trong hai người vợ hoặc chồng khi đã ngoại tình đồng nghĩa đã vi phạm quyền, nghĩa vụ cũng như tình nghĩa vợ chồng nêu tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình:

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Do đó, nếu trong các trường hợp vợ chồng ngoại tình nhưng chưa đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật thì người còn lại vẫn hoàn toàn có thể căn cứ vào lỗi này của vợ, chồng mình để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình khi ly hôn trong việc chia tài sản chung vợ chồng hoặc giành quyền nuôi con.

ngoai tinh den muc nao thi bi di tu

2. Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?

Cũng tại Thông tư liên tịch số 01/2001 nêu trên, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đưa ra các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng nêu tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015:

- Việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Làm cho gia đình của một trong hai bên hoặc cả hai bên lý hôn, thậm chí vợ hoặc con của một trong hai bên/cả hai bên tự sát…

- Người vi phạm đã bị phạt hành chính mà vẫn tiếp tục mối quan hệ này.

Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Theo quy định này, người ngoại tình đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các biểu hiện như trên và có thể bị phạt tù:

- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù từ 03 tháng - 01 năm: Một trong hai bên/cả hai bên ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Khiến vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; vẫn duy trì quan hệ khi đã có quyết định của Toà huỷ việc kết hôn/buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng trái luật

3. Trường hợp nào ngoại tình chỉ bị phạt hành chính?

Như phân tích ở trên, việc ngoại tình có thể không bị pháp luật xử phạt hoặc vi phạm đến mức độ nghiêm trọng thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với người đã có gia đình nhưng chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có gia đình nhưng chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đã có gia đình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mặc dù quy định là thế nhưng trên thực tế để xử phạt hình sự một người ngoại tình là rất khó áp dụng vì:

- Rất ít trường hợp người đang có vợ, có chồng được phép kết hôn với người khác bởi hiện nay, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về điều kiện đăng ký kết hôn cũng như thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học… Do đó, sẽ không thể xảy ra sai sót để đăng ký kết hôn cho người đã có vợ, chồng hợp pháp trừ trường hợp làm giả giấy tờ…

- Quy định sống chung với nhau như vợ chồng cũng phải được công nhận một cách công khai, có con chung, có tài sản chung, được gia đình, cơ quan… giáo dục nhưng vẫn tiếp tục. Trong cuộc sống hiện nay, khi suy nghĩ và nhận thức đã cao thì những hành vi sống chung như vợ chồng thường không mấy khi xảy ra.

Thông thường, các cặp đôi chỉ ngoại tình một cách lén lút, không công khai, không được hàng xóm, xã hội công nhận là vợ chồng thì không thuộc trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng. Do đó, sẽ không chịu trách nhiệm về Tội này.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù? Nếu còn vướng mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, đã có hơn 100 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Vậy, chỉ dẫn địa lý là gì? Những chỉ dẫn địa lý nào được bảo hộ tại Việt Nam?