Vợ ngoại tình mang thai với "bồ", chồng có được ly hôn?

Mặc dù ly hôn là quyền của vợ và chồng khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc nhưng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ và con, pháp luật quy định một số trường hợp không được ly hôn. Vậy nếu vợ có thai với tình nhân thì chồng có được ly hôn không?


Vợ đang có thai, chồng không được ly hôn?

Về quyền yêu cầu ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

- Vợ, chồng hoặc cả hai người.

- Cha, mẹ, người thân thích khác nếu một bên vợ, chồng không nhận thức, làm chủ hành vi do bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác và là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Đặc biệt, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định này, vợ hoặc chồng (ly hôn đơn phương) hoặc cả vợ và chồng (thuận tình ly hôn) đều có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, pháp luật không cho phép người chồng gửi đơn yêu cầu ly hôn trong trường hợp:

- Vợ đang có thai.

- Vợ đang sinh con.

- Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quy định này chỉ cấm người chồng không được yêu cầu ly hôn. Đồng nghĩa, Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ không cho người chồng được yêu cầu ly hôn đơn phương trong ba trường hợp nêu trên mà không cấm các trường hợp ly hôn còn lại.

Hiện nay, ngoài ly hôn đơn phương thì còn có ly hôn thuận tình (cả vợ và chồng thỏa thuận cùng gửi đơn ly hôn sau khi đã thống nhất về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình, việc nuôi con, cấp dưỡng cho con, chia tài sản chung vợ chồng…).

Do đó, nếu vợ đang mang thai thì chồng không được ly hôn đơn phương nhưng hai vợ, chồng vẫn có thể ly hôn trong thời gian người vợ mang thai nếu thuộc hai trường hợp sau: Người vợ có thể là người yêu cầu ly hôn đơn phương hoặc hai vợ chồng có thể ly hôn thuận tình.

>> Tổng đài tư vấn miễn phí về ly hôn của LuatVietnam 1900.6192

ly hon khi vo ngoai tinh mang thai


Vợ có thai với tình nhân, chồng có được ly hôn không?

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi vợ đang có thai thì chồng không được yêu cầu ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, nếu cái thai là hậu quả của việc người vợ ngoại tình thì liệu chồng có được yêu cầu ly hôn không?

Dưới góc độ pháp lý, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ quy định trường hợp vợ đang mang thai thì chồng không được yêu cầu ly hôn mà không đề cập đến việc người vợ có mang thai với chồng hay không.

Đồng nghĩa, khi người vợ đang có thai trong thời kỳ hôn nhân thì dù là có thai với chồng hay với tình nhân, người chồng đều không được ly hôn trừ trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn thuận tình hoặc người yêu cầu ly hôn là người vợ.

Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc xác định cha, mẹ con trong trường hợp này như sau:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Theo đó, mặc dù có thể người vợ có con do ngoại tình nhưng vẫn trong thời kỳ hôn nhân hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân thì đây vẫn được coi là con chung của vợ, chồng. Thậm chí, trong vòng 300 ngày kể từ khi ly hôn, người con được sinh ra thì vẫn được coi là con chung.

Do đó, dù sau này có ly hôn thì đây vẫn được xem là con chung của vợ, chồng và nếu con không ở với chồng thì người chồng vẫn phải cấp dưỡng cho con trừ khi có thỏa thuận khác với vợ cũ và chỉ không được xem là con chung nếu có chứng cứ và việc này phải được Tòa án xác định.

Nói tóm lại, chồng không được ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai trừ trường hợp hai bên thuận tình ly hôn hoặc người vợ yêu cầu ly hôn đơn phương hoặc đến khi con trên 12 tháng tuổi. Nếu còn thắc mắc gì khác, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?  

Theo dõi thêm LuatVietnam tại:

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?