Cách tính, cách nhận tiền dưỡng sức sau sinh
Bên cạnh việc nghỉ làm, lao động nữ còn được nhận một khoản tiền cho những ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận khoản tiền này.
Điều kiện nhận tiền dưỡng sức sau sinh
Khỏe mạnh, trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản là điều mà mọi lao động mong muốn. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe, không ít lao động phải nghỉ làm theo diện dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ từ 05 đến 10 ngày và được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Do đó, cần lưu ý, khoản tiền dưỡng sức này chỉ được cấp cho người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức nối liền với thời gian nghỉ thai sản.
Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh
Để hỗ trợ một phần thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống thường ngày, mỗi ngày nghỉ dưỡng sức người lao động được nhận một khoản tiền bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Ví dụ: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng, nếu tháng 5/2020, người lao động sinh con phải phẫu thuật được nghỉ dưỡng sức 07 ngày thì số tiền mà người lao động này nhận được là:
7 x 30% x 1.490.000 đồng = 3.129.000 đồng
Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh (Ảnh minh họa)
Cách nhận tiền dưỡng sức sau sinh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (Danh sách 01B-HSB).
Dù pháp luật không quy định cụ thể các giấy tờ người lao động cần chuẩn bị, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên cung cấp đầy đủ, kịp thời các giấy tờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động khi lập danh sách này.
Theo khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH), trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ cho người lao động.
Ngoài ra, để biết thêm các thông tin về chế độ thai sản, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Chế độ thai sản khi con mất: Điều kiện và mức hưởng (03/02/2021 19:00)
- Infographic: Sinh con năm 2021, được nhận những khoản tiền nào? (27/01/2021 11:00)
- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng thai sản? (14/01/2021 10:00)
- Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng? (09/12/2020 09:00)
- Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động (04/12/2020 14:00)
- Chế độ thai sản năm 2021 khi sinh đôi (19/11/2020 14:00)
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (10/11/2020 19:30)
- Chế độ thai sản năm 2021 khi sinh mổ (05/11/2020 16:00)
- Chế độ thai sản năm 2021 của người nhận con nuôi (02/11/2020 09:00)
- Ai phải đổi thẻ BHYT mẫu mới từ 1/4/2021? (04/03/2021 10:00)
- Cập nhật điều kiện, mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mới nhất (03/03/2021 15:30)
- Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào? (03/03/2021 13:00)
- 3 chính sách mới về BHYT có hiệu lực từ tháng 3/2021 (26/02/2021 10:01)
- Bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ BHXH? (25/02/2021 10:00)
- Giám định bảo hiểm y tế là gì? Được thực hiện thế nào? (22/02/2021 19:00)
- Bảo hiểm y tế: Cập nhật mức đóng và mức hưởng mới nhất (06/05/2019 08:30)
- Video: Hướng dẫn cách tính và thủ tục rút tiền BHXH 1 lần (06/05/2019 07:00)
- Ngừng đóng BHXH trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản? (04/05/2019 16:00)
- Nghỉ nửa ngày đi khám có được hưởng tiền BHXH? (03/05/2019 08:30)
- Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế? (02/05/2019 08:30)