Hiện nay, trong cuộc sống hằng ngày, ngoại tình không phải trường hợp hiếm gặp. Nhiều người cũng biết, ngoại tình đến mức độ nào đó sẽ bị xử phạt. Vậy có trường hợp nào, ngoại tình mà không bị xử phạt không?
Hiện không có văn bản nào định nghĩa về việc ngoại tình cũng như hành vi ngoại tình. Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ, một trong các hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình là:
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Có thể thấy, pháp luật không định nghĩa ngoại tình là gì mà đây chỉ là cách gọi thông thường trong đời sống hằng ngày của hành vi “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc đang có chồng”.
- Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác;
- Người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Trong đó, các bằng chứng để chứng minh cho việc chung sống như vợ chồng là có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Trường hợp nào ngoại tình không bị xử phạt? (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, người có hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt như sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Chịu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào đang có vợ/có chồng mà chung sống như vợ/chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ/chồng với người mình biết rõ là đang có chồng/vợ thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Nếu làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp bị coi là “sống chung như vợ chồng” hoặc bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự nêu trên thì sẽ bị coi là ngoại tình và bị xử phạt. Ngược lại, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ không bị xử phạt. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.
Trong thực tiễn, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng là hoạt động phổ biến nhằm điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc thỏa thuận giữa các bên.
Hiện nay, khi ly hôn trong nước, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là cấp huyện theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Vậy vợ chồng nộp đơn ly hôn ở đâu khi bỏ cấp huyện theo định hướng của cơ quan có thẩm quyền?
Tranh chấp thừa kế là một trong những loại tranh chấp dân sự phổ biến. Một vấn đề được nhiều người quan tâm khi tranh chấp tại toà án là ai phải nộp và mức nộp án phí tranh chấp thừa kế?
Căn cứ pháp luật cho phép các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Việc chấm dứt này phải đáp ứng một số điều kiện: báo trước trong thời gian hợp lý, bồi thường thiệt hại nếu gây ra tổn thất cho bên còn lại, và thông báo cho người thứ ba liên quan
Trong cuộc sống, khi mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn, ly hôn được cho là giải pháp cần thiết để “giải thoát” cho nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian, kiến thức pháp luật để tự mình thực hiện thủ tục ly hôn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn trọn gói của LuatVietnam.
Nhà đất được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, thừa kế nhà đất là thủ tục khá phức tạp, nhất là khi xác định phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung hoặc xác định nguồn gốc thửa đất.
Khi được nhận làm con nuôi, cha, mẹ nuôi xác lập quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con nuôi. Vậy nếu cha, mẹ nuôi muốn đổi họ, tên cho con nuôi có được không? Thủ tục thế nào?
Thời gian qua, vấn đề “xe biển số xanh” được rao thanh lý trên thị trường diễn ra khá phổ biến. Vậy câu hỏi đặt ra là, việc thanh lý tài sản công có đúng quy định của pháp luật không?
Nam, nữ khi kết hôn sẽ phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy đăng ký kết hôn. Vậy khi làm đăng ký kết hôn cần phải chuẩn bị những gì? Sau bao lâu sẽ được cấp?