Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, đã có hơn 100 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Vậy, chỉ dẫn địa lý là gì? Những chỉ dẫn địa lý nào được bảo hộ tại Việt Nam?

1. Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ với chỉ dẫn địa lý thế nào?

Theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi 2009, chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 quy định về chỉ dẫn địa lý như sau:

22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Như vậy, có thể hiểu chỉ dẫn địa lý la dấu hiệu dùng để mô tả nguồn gốc của sản phẩm (đến từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia nào?).

Ví dụ: Vải thiều Thanh Hà, lụa Vạn Phúc, Gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, chè Tân Cương,...

Lưu ý rằng cần phân biệt hai khái niệm “chỉ dẫn địa lý” và “chỉ dẫn nguồn gốc”. Theo đó, chỉ dẫn nguồn gốc là dấu hiệu chỉ ra tên địa lý của một quốc gia, một khu vực hay một vùng cụ thể nơi sản phẩm được tạo ra mà không cần dựa trên chất lượng hay tính chất đặc thù của sản phẩm.

danh sach chi dan dia ly o viet nam
Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện bảo hộ với chỉ dẫn địa lý thế nào?

Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, do đó sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau (căn cứ Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ):

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Trong đó:

- Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

+ Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

3. Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

Theo Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2019, các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý gồm:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.

Nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

4. Danh sách chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam

Cục Sở hữu trí tuệ đã liệt kê danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam (cập nhật đến tháng 10/2021), gồm:

STT

Chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm

1

Phú Quốc

Nước mắm

2

Mộc Châu

Chè San tuyết

3

Cognac

Rượu mạnh

4

Buôn Ma Thuột

Cà phê nhân

5

Đoan Hùng

Bưởi quả

6

Bình Thuận

Quả thanh long

7

Lạng Sơn

Hoa hồi

8

Pisco

Rượu

9

Thanh Hà

Vải thiều

10

Phan Thiết

Nước mắm

11

Hải Hậu

Gạo Tám Xoan

12

Vinh

Quả cam

13

Tân Cương

Chè

14

Hồng Dân

Gạo Một Bụi Đỏ

15

Lục Ngạn

Vải Thiều

16

Hòa Lộc

Xoài cát

17

Đại Hoàng

Chuối ngự

18

Văn Yên

Quế vỏ

19

Hậu Lộc

 Mắm tôm

20

Huế

Nón lá

21

Bắc Kan

Hồng không hạt

22

Phúc Trạch

Quả bưởi

23

Scotch whisky

Rượu mạnh

24

Tiên Lãng

Thuốc lào

25

Bảy Núi

Gạo nàng Nhen Thơm

26

Trùng Khánh

Hạt dẻ

27

Bà Đen

Mãng cầu

28

Nga Sơn

Cói

29

Trà My

Quế vỏ

30

Ninh Thuận

Nho

31

Tân Triều

Quả bưởi

32

Bảo Lâm

Hồng không hạt

33

Bắc Kan

Quả quýt

34

Yên Châu

Quả xoài tròn

35

Mèo Vạc

Mật ong bạc hà

36

Mình Minh

Bưởi Năm roi

37

Hạ Long

Chả mực

38

Bạc Liêu

Muối ăn

39

Luận Văn

Quả Bưởi

40

Yên Tử

Hoa Mai vàng

41

Quảng Ninh

Con Ngán

42

Isan Thái Lan

Tơ tằm truyền thống

43

Điện Biên

Gạo

44

Vĩnh Kim

Vú sữa Lò rèn

45

Quảng Trị

Tiêu

46

Cao Phong

Cam quả

47

Vân Đồn

Sá sùng

48

Lon Khánh

Quả chôm chôm

49

Ngọc Linh

Sâm củ

50

Vĩnh Bảo

Luốc Lào

51

Thường Xuân

Quế

52

Hà Giang

Cam sành

53

Kampong Speu

Đường thốt nốt

54

Kampot

Hạt tiêu (Vương quốc Cam-pu-chia)

55

Hưng Yên

Nhãn lồng

56

Quản Bạ

Hồng không hạt

57

Xin Mần

Gạo tẻ Già Dui

58

Sơn La

Cà phê

59

Ninh Thuận

Thịt cừu

60

Thẩm Dương

Gạo nếp Khẩu Tan Đón

61

Mường Lò

Gạo

62

Bến Tre

Bưởi da xanh

63

Bến Tre

Dừa uống nước Xiêm Xanh

64

Bà Rịa – Vũng Tàu

Hạt tiêu đen

65

Ô Loan

Sò huyết

66

Bình Phước

Hạt điều

67

Ninh Bình

Thịt dê

68

Cao Bằng

Trúc sào vào chiếu trúc sào

69

Hà Giang

Chè Shan Tuyết

70

Bà Rịa – Vũng Tàu

Mãng cầu ta

71

Hương Sơn

Nhung hươu

72

Hà Giang

Thịt bò

73

Đồng Giao

Quả dứa

74

Vĩnh Châu

Hành tím

75

Bà Rịa

Muối ăn

76

Kỳ Sơn

Gừng

77

Cao Lãnh

Xoài

78

Đắk Hà

Cà phê

79

Cái Mơn

Sầu riêng

80

Lý Sơn

Tỏi

81

An Thịnh

Tỏi

82

Lục Nam

Na dai

83

Vị Xuyên

Thảo quả

84

Châu Thành Long An

Quả Thanh Long

85

Hàm Yên

Quả cam sành

86

Phú Yên

Tôm hùm bông

87

Khả Lĩnh

Quả bưởi

88

Văn Chấn

Ba ba gai thương phẩm

89

Cổ Lũng – Bá Thước

Vịt

90

Cù Lao Chàm – Hội An

Yến sào

91

Cầu Đúc

Quả khóm

92

Mang Yang

Gạo Ba Chăm

93

Trà Bồng

Quế

94

Vĩnh Châu

Artemia

95

Huế

Tinh dầu tràm

96

Kagoshima Wagyu

Thịt bò

97

Mườn Khương – Bát Xát

Gạo Séng cù

98

Yên Bái

Măng tre Bát độ

99

Tú Lệ

Gạo nếp

100

Mù Cang Chải

Mật ong

101

Bến Tre

Cua biển

102

Na Hang

Chè Shan Tuyết

103

Hà Giang

Cá bỗng

104

Bắc Kan

Miến dong

105

Hồng Ichida

Quả hồng sấy khô

106

Núi Dành

Sâm Nam

107

Soi Hà

Quả bưởi

108

Cà Mau

Tôm Sú

109

Đắk Nông

Hạt tiêu

110

Phình Hồ

Chè Shan

111

Khánh Hòa

Ốc hương

112

Phechabun

Me ngọt

113

Chư Sê

Hạt tiêu

114

Cà Mau

Cua


Trên đây là danh sách chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam mà LuatVietnam gửi đến bạn đọc.
 
Nếu có nhu cầu tư vấn đăng ký quyền tác giả, quý khách hàng vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?