Giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ngoại tình thế nào?

Ngoại tình hiện vẫn là một trong những lý do khiến vợ chồng dễ đi đến quyết định ly hôn. Không chỉ thế, người ngoại tình còn rất bất lợi trong việc chia tài sản cũng như giành quyền nuôi con.

3 trường hợp cha mẹ giành quyền nuôi con khi ly hôn

Hiện nay, có hai hình thức ly hôn cho các cặp vợ chồng: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Trong đó:

- Ly hôn thuận tình: Là việc hai vợ chồng đã thỏa thuận được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và những vấn đề khác liên quan đến quan hệ hôn nhân đó như tài sản, quyền nuôi con, chăm sóc con…

- Ly hôn đơn phương: Khi cảm thấy cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được... thì một trong hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Do đó, thông thường, tình huống giành quyền nuôi con chỉ xảy ra trong những vụ ly hôn đơn phương. Bởi nếu thuận tình ly hôn, việc ai nuôi con đã được hai bên cha mẹ thỏa thuận và Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó.

Cụ thể, trong 03 trường hợp nêu tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 dưới đây, cha mẹ phải thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con:

- Con chưa thành niên;

- Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;

- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.

Khi đó, người không giành được quyền nuôi con sẽ có các quyền và nghĩa vụ như:

- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con;

- Cấp dưỡng cho con;

- Thăm con mà không ai được cản trở;

- Không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đồng thời, người giành được quyền nuôi con cũng phải tôn trọng quyền được thăm non, chăm sóc, giáo dục con của người còn lại.

Như vậy, ngoài trường hợp có thể thỏa thuận được thì trong 03 trường hợp trên, cha mẹ phải yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con dựa trên lợi ích tốt nhất của con.

giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ngoại tình

Cách giành quyền nuôi con khi vợ, chồng ngoại tình (Ảnh  minh họa)


Khi vợ/chồng ngoại tình, giành quyền nuôi con thế nào?

Ngoại tình là việc một người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

Thậm chí, nghiêm trọng hơn, nếu làm cho vợ hoặc chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng của Tòa án mà vẫn duy trì mối quan hệ đó… thì có thể bị phạt tù đến 03 năm (Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Do đó, vợ hoặc chồng ngoại tình có thể coi là căn cứ của việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân không thể tiếp tục duy trì.

Người thực hiện hành vi ngoại tình cũng không thể tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được, thậm chí còn thường xuyên bỏ bê gia đình, không quan tâm đến con cái…

Do đó, nếu có bằng chứng cho thấy vợ hoặc chồng ngoại tình thì đây có thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao con cho người này nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn.

Bởi vậy, khi vợ hoặc chồng ngoại tình, để giành quyền nuôi con, người kia phải nộp cho Tòa án những giấy tờ như sau:

- Đơn xin giành quyền nuôi con

- Bằng chứng, chứng cứ về việc vợ/chồng ngoại tình: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ… (Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần: Thu nhập hàng tháng, nhà cửa ổn định, trình độ học vấn, văn hóa, ứng xử…

Tòa án sẽ căn cứ vào những giấy tờ, bằng chứng và điều kiện thực tế của hai bên để quyết định giao con cho người nào.

Như vậy, bên cạnh việc có thể thỏa thuận về chuyện giao con cho ai nuôi sau khi ly hôn thì để giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ngoại tình, chồng/vợ cần phải chuẩn bị những giấy tờ như đã nêu ở trên.

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.