Chia tài sản ly hôn bất lợi với người ngoại tình?

Hiện nay, chuyện vợ/chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn không phải là hiếm gặp. Vậy khi chia tài sản ly hôn, người ngoại tình bất lợi như thế nào?

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận...

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó...

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét các yếu tố:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Thêm vào đó, Luật này cũng quy định tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Do đó, không phải lúc nào khi ly hôn tài sản chung vợ chồng cũng chia đôi mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác.

nguoi ngoai tinh bat loi khi chia tai san ly hon

Người ngoại tình bất lợi khi chia tài sản ly hôn (Ảnh minh họa)


Nhiều bất lợi cho người ngoại tình khi ly hôn

Cụ thể, điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: […]

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Thẩm phán sẽ dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn. Ví dụ, nếu người chồng ngoại tình, không chung thủy thì tòa án phải xem xét yếu tố "lỗi" này khi chia tài sản chung để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Như vậy, việc ngoại tình dẫn tới ly hôn là một bất lợi trong việc phân chia tài sản khi ly hôn, người ngoại tình có thể sẽ bị chia tài sản theo tỷ lệ ít hơn, nếu có căn cứ ngoại tình.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.

Từ 01/7/2020, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Từ 01/7/2020, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Từ 01/7/2020, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Kỷ luật là một trong những vấn đề được rất nhiều công chức quan tâm, đặc biệt là sắp tới đây, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020. Trong đó, nổi bật là bổ sung thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật.