Bảng tính mua nhà trả góp để biết mỗi tháng "gánh" bao nhiêu tiền lãi

Mua chung cư trả góp đang là mục tiêu của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Bảng tính dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn tính tiền gốc, lãi mà bạn cần phải trả cho ngân hàng hằng tháng.

Bảng Excel tính lãi suất vay mua nhà trả góp 
 

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2021/11/08/Bang-tinh-dong-tien-11A14-vay-700tr-trong-10-nam_0811083937.xlsx

Bảng tính trên là giả sử cho trường hợp bạn muốn mua một căn nhà có trị giá 1,7 tỷ đồng.

Số tiền bạn cần vay là 700 triệu đồng

Thời hạn vay là 10 năm, tương đương 120 tháng,

Được ưu đãi miễn lãi vay trong 01 năm đầu

Lãi suất vay sau thời gian được ưu đãi 9,6%/năm.

Tiến độ thanh toán:

+ Đợt 1 (sau khi đặt cọc): 20% giá trị hợp đồng, tương đương 340 triệu đồng

+ Đợt 2 (Sau 30 ngày): 10% giá trị hợp đồng, tương đường 170 triệu đồng

+ Đợt 3 (ngân hàng giải ngân): 65% giá trị hợp đồng, tương đường 85 triệu đồng

+ Đợt 4 (làm Sổ hồng): 5% tương đương 85 triệu đồng.

Theo file excel nêu trên, bạn cần trả hơn 5,8 triệu đồng/tháng tiền nợ gốc trong vòng 12 tháng (do được miễn lãi vay);

Sau đó, số tiền nợ mà bạn phải trả cao nhất là 10,8 triệu đồng/tháng nợ gốc và 5 triệu đồng/tháng tiền lãi.

Càng về sau, tiền nợ gốc và lãi càng giảm. Ở tháng cuối cùng, bạn chỉ phải trả 5,8 triệu đồng tiền gốc và 46,600 tiền lãi.

(Bạn chỉ cần thay giá trị căn hộ, số tiền vay, lãi suất vào bảng trên để tính số tiền nợ phải trả hằng tháng và thời gian trả nợ).
 

Bảng tính mua nhà trả góp để biết mỗi tháng


4 lưu ý quan trọng khi mua chung cư trả góp 


- Lưu ý đến tiến độ thanh toán

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nếu trả góp chung cư đang ở giai đoạn thi công, người mua thanh toán lần đầu 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng của dự án nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng (nếu chủ đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng)

Nếu chưa được cấp Sổ hồng, tổng mức thanh toán không quá 95% giá trị hợp đồng, 5% còn lại thanh toán khi được cấp Sổ.


- Lưu ý ngưỡng vay an toàn

Để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng tung ra chính sách cho vay với điều kiện “chỉ cần có số tiền ban đầu là 20% hoặc 30% giá trị căn hộ” là đã có thể vay tiền ngân hàng và được trả góp trong vòng 15 năm.

Nếu không tỉnh táo, sự hào phóng này của các ngân hàng thực chất là một cái bẫy đối với người vay, bởi nếu vay đến 80% hay 70% giá trị căn hộ, số tiền lãi mà người vay phải gánh phải rất nặng và một thời gian dài, người mua sẽ lâm vào cảnh “làm việc chỉ để trả nợ cho ngân hàng”.

Theo các chuyên gia tài chính, ngưỡng vay an toàn nhất để mua chung cư trả góp là 30% trở xuống, tức là có khoảng 70% tiền mua nhà, người mua mới nên quyết định ký hợp đồng.


- Lưu ý về lãi suất thả nổi

Không chỉ yêu cầu số tiền ban đầu thấp, thời hạn vay dài, các ngân hàng còn có chính sách ưu đãi miễn/giảm lãi vay trong một thời gian nhất định. Phổ biến nhất là miễn lãi vay trong một năm đầu.

Thế nhưng, người mua cần hết sức lưu ý, sau thời gian được ưu đãi, lãi suất có thể sẽ “thả nổi”, tức là sẽ thay đổi tùy theo biên độ và quy định của từng ngân hàng, phát sinh áp lực trả nợ rất lớn mà khi vay, người mua không thể lường trước được.

Do đó, khi ký hợp đồng vay, người mua cần đọc kỹ quy định về lãi suất, hỏi nhân viên ngân hàng cụ thể về việc lãi suất sẽ thay đổi thế nào vào các năm sau.


- Lưu ý về phí phạt trả nợ trước hạn

Nếu như trong hợp đồng, người mua cam kết trả nợ trong vòng 10 năm, nhưng sau đó, do nỗ lực để có nhiều nguồn thu nhập, người mua có thể trả nợ chỉ trong vòng 3 năm hay 05 năm. Khi đó, người mua sẽ phải trả phí phạt trả nợ trước hạn cho ngân hàng.

Mức phí này dao động từ khoảng từ 0,5 đến 3,5% tính trên tổng số tiền trả nợ trước hạn, tùy vào từng ngân hàng.

Trên đây là Bảng tính mua nhà trả góp và những lưu ý khi mua nhà trả góp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ với LuatVietnam qua số tổng đài 1900.6192

>> Nhà trả góp, khi ly hôn chia thế nào? 

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục