Không nên mua nhà trả góp trước khi kết hôn để làm tài sản riêng?

Hiện nay không ít người muốn mua nhà trả góp trước khi kết hôn để một mình đứng tên và coi đó là tài sản riêng, nhưng nếu tiền trả góp là tiền lương của vợ, chồng thì phần nhà ở được trả góp vẫn là tài sản chung.

Lưu ý: Quy định dưới đây là chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Nhà mua trả góp trước khi kết hôn là tài sản chung?

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”

Căn cứ theo quy định trên thì nhà mua trả góp trước khi đăng ký kết hôn nhưng các đợt trả góp trong thời kỳ hôn nhân được thanh toán bằng tiền lương hoặc các thu nhập khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần nhà ở được trả góp là tài sản chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, đối với người mua nhà trả góp trước khi đăng ký kết hôn với mục đích làm tài sản riêng và đứng tên một mình thì khi bán vẫn phải có sự đồng ý của người vợ, chồng còn lại hoặc khi ly hôn vẫn phải chia nếu tiền trả góp là tiền lương, thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ khi thanh toán bằng tiền được tặng cho, thừa kế riêng.

Không nên mua nhà trả góp trước khi kết hôn để làm tài sản riêng

Hướng dẫn thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ

Khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định:

“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.”

Như vậy, khi nhà đất là tài sản chung nhưng Giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận mới để ghi đầy đủ cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

* Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi

Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 101/2024/TT-BTNMT, người yêu cầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi gồm:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và Giấy chứng nhận đã cấp.
- Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất quy định tại điểm i khoản 1 Điều này.

* Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Khoản 3 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Người có nhu cầu nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan này

  • Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
  • Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trao kết quả

Thời gian thực hiện: Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định này, thời gian cấp đổi không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 15 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.

Kết luận: Việc mua nhà trả góp trước khi kết hôn tùy thuộc vào ý chí của người mua, nếu mua nhà trả góp trước khi kết hôn với mục đích làm tài sản riêng nhưng lấy tiền lương của vợ chồng đi thanh toán thì mục đích này không đạt được.

Khi có tranh chấp nếu chứng minh được thì phần trả trước thời điểm đăng ký kết hôn là tài sản riêng, phần trả góp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nếu tiền trả góp là tiền lương, tiền công hoặc thu nhập khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng cho, thừa kế chung.

Mọi vấn đề còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192  để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.