Cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả góp?

Mặc dù nhu cầu mua chung cư của người dân khá cao nhưng không phải ai cũng có thể thanh toán tiền mua trong một lần nên vay mua chung cư trả góp hiện đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả góp?


Mua chung cư trả góp: Nên vay thế chấp hay tín chấp?

Theo quy định của pháp luật, vay vốn ngân hàng hiện nay có hai hình thức: Vay thế chấp và vay tín chấp. Trong đó, vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo còn vay thế chấp là người vay cần phải thế chấp cho ngân hàng một tài sản nào đó có giá trị tương đương hoặc cao hơn số tiền vay vốn.

Sự khác nhau giữa vay thế chấp và vay tín chấp được thể hiện cụ thể dưới bảng sau đây:

Tiêu chí

Vay thế chấp

Vay tín chấp

Mục đích

Đa dạng: Mua nhà, mua xe ô tô, kinh doanh, tiêu dùng...

Chủ yếu vay để tiêu dùng

Ưu điểm

- Được vay số vốn lớn

- Lãi suất thấp hơn vay tín chấp

- Có thể vay trong thời gian dài

- Không cần có tài sản thế chấp mà chỉ cần cung cấp bảng lương, hợp đồng lao động, CMND...

- Thời gian xét duyệt nhanh chóng, thủ tục đơn giản

Nhược điểm

- Thời gian xét duyệt, giải ngân lâu

- Phải có tài sản thế chấp

- Số tiền vay không được nhiều

- Thời gian vay ngắn

- Dễ dính vào tín dụng đen nếu không tỉnh táo để xem xét ngân hàng/công ty tài chính uy tín

Lãi suất

Trung bình khoảng 1%/năm

Số tiền trả hàng tháng có thể giảm dần

Lãi suất cao

Xem thêm...

Từ những phân tích trên, khi mua chung cư trả góp, tuỳ vào nguồn tiền, khả năng trả nợ và lựa chọn ngân hàng vay vốn, người vay có thể lựa chọn vay thế chấp hoặc vay tín chấp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi vay tín chấp, do số tiền được phép cho vay thấp nên có thể số tiền được vay sẽ không đủ để mua chung cư. Đồng nghĩa, người vay phải chuẩn bị trước một số tiền lớn hơn so với khi vay thế chấp để thanh toán tiền mua chung cư.

can bao nhieu tien de mua chung cu tra gop


Cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả góp?

Để mua chung cư, có hai hình thức thanh toán:

- Trả chậm, trả dần: Theo Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014, các bên có thể thoả thuận về hình thức trả chậm, trả dần và ghi vào hợp đồng mua bán nhà ở. Tức là, người mua chung cư có thể không cần phải trả ngay toàn bộ số tiền mua chung cư mà có thể trả theo hình thức do người mua và người bán thoả thuận cho người bán.

- Trả toàn bộ số tiền: Người mua có thể trả toàn bộ số tiền từ số tiền mà mình có hoặc có thể vay ngân hàng:

+ Vay trả góp: Đây là hình thức vay trả cả gốc và lãi. Số lãi được tính theo số dư nợ còn lại. Khi gốc giảm thì lãi tính trên số gốc cũng sẽ giảm.

+ Hàng tháng trả lãi và trả gốc vào cuối kỳ.

Tuy nhiên, phần lớn ngân hàng khi cho khách hàng vay mua chung cư đều áp dụng hình thức trả góp. Về số tiền cho vay, ngân hàng và người vay sẽ thoả thuận về số tiền vay. Căn cứ vào mục đích vay, giá trị của tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ... của người vay, ngân hàng sẽ quyết định giải ngân số tiền vay là bao nhiêu.

Hiện nay, đa số ngân hàng sẽ cho vay tới 70% giá trị của căn hộ chung cư. Do đó, người mua chung cư có thể chỉ cần chuẩn bị trước 30% còn lại.

Ngoài vấn đề tài chính, khi quyết định vay tiền để mua chung cư trả góp, người vay cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Tài sản dùng để thế chấp: Dùng ngay chính căn chung cư sắp mua hoặc bất cứ tài sản nào có giá trị tương đương để thế chấp.

- Thời hạn vay: Thông thường sẽ có các thời hạn 10 năm hoặc 20 năm, 25 năm.

Trên đây là giải đáp về vấn đề cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả góp? Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể gọi đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

>> Bảng tính mua nhà trả góp để biết mỗi tháng "gánh" bao nhiêu tiền lãi

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Trong một số trường hợp nhất định, việc nhặt được tài sản của người khác làm rơi hoặc để quên mà cố tình không trả lại được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Thời gian qua, không ít tổ chức phát hành trái phiếu bị xử lý khi phát hành trái phiếu sai quy định, công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin... Vậy trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ nhận lại tiền thế nào khi huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu?