Mua trả góp không thanh toán đúng hạn bị xử lý thế nào?

Mua hàng trả góp là một giao dịch diễn ra khá phổ biến. Khi người mua hàng trả góp đến kỳ hạn mà không trả tiền hoặc có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì bị xử lý dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.


Trả góp là gì?

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, quy định về cho vay trả góp: “Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn”.

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính: “Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng...”.

Như vậy, việc mua hàng trả góp tại một cửa hàng là việc người mua ký kết một hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ tại cửa hàng đó.

Khi mua hàng trả góp, người mua đã thiết lập hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính, trong đó quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (gồm trả nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi thanh toán xong. Thông thường các hợp đồng cho vay mua hàng trả góp quy định trả tiền định kỳ theo tháng.

 Mua trả góp không thanh toán đúng hạn bị xử lý thế nào?

Nhiều mặt hàng cho phép người mua trả góp (Ảnh minh họa)


Không thanh toán đúng hạn khi mua trả góp có thể bị xử lý hình sự


Trách nhiệm dân sự:

Theo Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015, người mua hàng trả góp có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Khoản 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (tức không quá 10%/năm của khoản tiền vay).

Ngoài ra, người mua hàng trả góp có thể thỏa thuận với công ty tài chính về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ và bồi thường chi phí chậm trả. Nếu người mua không trả tiền thì công ty tài chính có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu người mua phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Trách nhiệm hình sự:

Nếu người mua có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hàng hóa mua trả góp có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt cải tạo không giam giữ 03 năm đến chung thân, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm:

Cảnh báo rủi ro khi mua trả góp lãi suất 0%

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới của Nghị định 161 về tuyển dụng công chức, viên chức

5 điểm mới của Nghị định 161 về tuyển dụng công chức, viên chức

5 điểm mới của Nghị định 161 về tuyển dụng công chức, viên chức

Ngày 29/11/2018 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức. Dưới đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp những điểm mới, đáng chú ý nhất của Nghị định này.