Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là gì? Mức phạt mới nhất 2024

Cùng với sự phát triền của công nghệ thông tin, hành vi lan truyền các văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng trở nên phổ biến và diễn ra một cách công khai. Vậy, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cụ thể là gì? Mức phạt với hành vi này ra sao?

1. Thế nào là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?

“Văn hóa phẩm đồi trụy” thường được nhắc đến nhiều trên các văn bản luật, các bản tin trên tivi, trên các phương tiện truyền thông khác nên chắc hẳn ai cũng đã từng có lần nghe đến cụm từ này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy cũng như chế tài xử phạt đối với hành vi truyền bá các sản phẩm này.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, “đồi trụy” là sự thể hiện bằng hành động, hình ảnh, âm thanh, lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Từ đó có thể hiểu truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi làm ra, sao chép, vận chuyển, lưu hành, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, không lành mạnh, trái với lối sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

Trong đó:

- Làm ra là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các loại văn hóa phẩm đồi trụy như: Dựng hoặc đóng phim, vẽ tranh ảnh, sáng tác truyện...;

- Sao chép là hành vi chụp lại, chép lại, vẽ lại, ghi âm, ghi hình lại... nội dung trong văn hóa phẩm đồi trụy;

- Lưu hành là hành vi công bố, phổ biến, cho mượn, cho thuê, lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy;

- Vận chuyển là hành vi đem các văn hóa phẩm đồi trụy đến những nơi khác nhau ví dụ như vận chuyển từ người bán đến người mua hoặc từ người làm ra đến người phân phối;

- Mua bán văn hóa phẩm đổi trụy;

- Tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi lưu trữ trong nhà hoặc trong kho để sử dụng hoặc chờ phân phối ra bên ngoài.

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Mức phạt Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, xã hội, gây lệch lạc đạo đức trong một bộ phận người tiếp cận, xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của nền văn hóa Việt Nam. Đây cũng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó người ào thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Theo đó, trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi vi phạm sau đây có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP):

-  Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

3. Trường hợp nào truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị đi tù? Mức phạt tù ra sao?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển…. nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị xử lý về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy:

- Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 BG - dưới 05 GB;

- Ảnh có số lượng từ 100 - dưới 200 ảnh;

- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 - dưới 100 đơn vị;

- Phổ biến cho từ 10 - 20 người;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cũng theo quy định tại Điều luật này, mức phạt tù áp dụng với Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 GB - dưới 10 GB;
  • Ảnh có số lượng từ 200 - dưới 500 ảnh;
  • Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 - dưới 200 đơn vị;
  • Phổ biến cho từ 21 - 100 người;
  • Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
  • Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 10 GB trở lên;
  • Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
  • Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
  • Phổ biến cho 101 người trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Bên cạnh hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 30 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là mức phạt Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm từ lâu đã trở thành vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, tệ nạn này đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp. Nhiều trường hợp người phạm tội hiếp dâm dùng tiền để hòa giải, bồi thường cho gia đình nạn nhân với mong muốn không phải ngồi tù. Vậy, pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Trong thời gian gần đây, trên các bài báo, mạng xã hội đăng tải nhiều clip liên quan đến việc đánh ghenở ngay ngoài đường. Đáng chú ý, hành vi này đã gây ra hiện tượng mất trật tự công cộng, ách tắc giao thông. Vậy, đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng không? Bị xử lý thế nào?

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trât tự, an toàn xã hội. Người có hành vi gây rối có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự vê Tội gây rối trật tự công cộng. Vậy, trường hợp xử lý hình sự, Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?