Hiếp dâm ở nước ngoài, trường hợp nào xử theo luật Việt Nam?

Khi đi du lịch, làm việc… ở nước ngoài, người Việt Nam hiếp dâm người khác có được xử theo pháp luật Việt Nam không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.


Trường hợp nào hiếp dâm ở nước ngoài xử theo luật Việt Nam?

Để xác định hành vi hiếp dâm của công dân Việt Nam thực hiện ở nước ngoài có xử phạt theo pháp luật Việt Nam không thì phải xem xét quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước có hành vi phạm tội xảy ra. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ:

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Theo quy định này, khi công dân Việt Nam phạm tội, trong đó có hành vi hiếp dâm người khác trên lãnh thổ của nước ngoài mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Do đó, bởi Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự, sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2017 nên nếu công dân Việt Nam có hành vi phạm tội hiếp dâm ở nước ngoài thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Mặc dù theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi hiếp dâm người khác ở nước ngoài có thể được xử phạt theo luật Việt Nam nhưng nếu nước sở tại không có quy định về việc này thì do hành vi phạm tội xảy ra ở nước ngoài nên trước hết, người phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Chỉ trong trường hợp giữa Việt Nam và nước sở tại có Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc sự hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự theo nguyên tắc có đi có lại, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau… (căn cứ Điều 492 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).

Từ những quy định trên, có thể thấy, người Việt Nam hiếp dâm ở nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu Việt Nam và nước sở tại có ký Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc có hợp tác quốc tế.

Trong trường hợp đó, nước sở tại có thể hỗ trợ dẫn độ công dân Việt Nam về Việt Nam để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án, quyết định hình sự của nước sở tại ở Việt Nam với người có hành vi phạm tội hiếp dâm.

hiep dam o nuoc ngoai xu theo luat viet nam


Tội hiếp dâm bị phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật Hình sự?

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2017, Tội hiếp dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo các khung hình phạt sau đây:

STT

Mức phạt

Chi tiết

1

Từ 02 - 07 năm tù

- Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng nạn nhân đang trong tình trạng không thể tự vệ hoặc dùng thủ đoạn khác

- Thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân

2

Từ 07 - 15 năm tù

- Phạm tội có tổ chức;

- Phạm tội với người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

- Nhiều người hiếp dâm một người.

- Có hành vi phạm tội 02 lần trở lên.

- Phạm tội với 02 người trở lên.

- Phạm tội có tính chất loạn luân.

- Phạm tội hiếp dâm đến mức để nạn nhân có thai.

- Phạm tội gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần mà tỷ lệ tổn thương từ 31 - 60%.

- Đây là hành vi phạm tội tái phạm nguy hiểm.

3

Từ 05 - 10 năm tù

Phạm tội với người từ đủ 16 - dưới 18 tuổi

4

Từ 12 - 20 năm hoặc chung thân

- Làm nạn nhân bị thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc rối loạn tâm thần và hành vi với tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên.

- Biết mình bị HIV nhưng vẫn hiếp dâm người khác.

- Hiếp dâm khiến nạn nhân chết hoặc tự sát.

5

Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm

Trên đây là giải đáp về trường hợp nào hiếp dâm ở nước ngoài xử theo luật Việt Nam? Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Trong thời gian gần đây, trên các bài báo, mạng xã hội đăng tải nhiều clip liên quan đến việc đánh ghenở ngay ngoài đường. Đáng chú ý, hành vi này đã gây ra hiện tượng mất trật tự công cộng, ách tắc giao thông. Vậy, đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng không? Bị xử lý thế nào?

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trât tự, an toàn xã hội. Người có hành vi gây rối có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự vê Tội gây rối trật tự công cộng. Vậy, trường hợp xử lý hình sự, Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?