Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trât tự, an toàn xã hội. Người có hành vi gây rối có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự vê Tội gây rối trật tự công cộng. Vậy, trường hợp xử lý hình sự, Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

1. Thế nào là gây rối trật tự công cộng?

Gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí có thể gây ra thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hành vi này diễn ra ở tại nơi công cộng, nơi các hoạt động xã hội được diễn ra thường xuyên và có thể xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, tài sản của con người.

Biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng cụ thể như sau:

- Cử chỉ, lời nói thiếu văn hóa, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;

- Có hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;

- Tụ tập, hò hét, đua xe trái phép;

- Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng;

- Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng…

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo
Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không? (Ảnh minh họa)

2. Mức phạt Tội gây rối trật tự công cộng thế nào?

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự công cộng mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự công cộng.

Theo đó, khung hình phạt áp dụng với Tội này như sau:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

3. Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) giải thích về án treo như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Theo đó, người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Bị xử phạt tù tối đa 03 năm;

- Người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc;

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp: Người phạm tội là phụ nữ có thai; người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên… và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên.

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội cũng như không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo đảm việc cho hưởng án treo là đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, từ các quy định nêu trên và đối chiếu với mức phạt Tội gây rối trật tự công cộng, người phạm tội có thể được hưởng án treo khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, đồng thời đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như: Chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định…

Trên đây là giải đáp về vấn đề Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không. Trường hợp cần tư vấn giải quyết hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm

Vay tiền qua app: Có những chiêu thức lừa đảo nào? Xử lý ra sao?

Vay tiền qua app: Có những chiêu thức lừa đảo nào? Xử lý ra sao?

Vay tiền qua app: Có những chiêu thức lừa đảo nào? Xử lý ra sao?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc thực hiện các giao dịch đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều, trong đó có giao dịch vay tiền. Người dân có thể ngồi nhà, thực hiện vay tiền qua app một cách đơn giản. Thế nhưng nếu không cẩn thận có thể sẽ phải chịu những hệ lụy đáng tiếc.